Hiện nay số người mắc các bệnh dị ứng ngày càng tăng đặc biệt các bệnh về hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa (chàm thể trạng), dị ứng thức ăn, thuốc…Do vậy việc thực hiện các xét nghiệm để nhận biết nguyên nhân dị ứng là hết sức cần thiết.
Theo chia sẻ của TS.BS Phạm Lê Duy – Phòng Khám Bệnh Viện Đại Học Y Dược 1 (20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10): Các bệnh lý dị ứng – miễn dịch nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như kém tập trung, làm giảm năng suất làm việc, học tập, chất lượng giấc ngủ, thậm chí có thể gây trầm cảm.
Ngoài ra, cơ quan dị ứng có thể xuất hiện biến chứng không hồi phục, ví dụ như tắc nghẽn đường dẫn khí cố định, da tăng sắc tố, dày sừng, bong vảy, cứng khớp, dính khớp, có thể gây tàn tật.
Với các trường hợp dị ứng thức ăn, thuốc nếu không được chẩn đoán tìm nguyên nhân gây nên có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nặng, thậm chí là tử vong.
Dưới đây là một số xét nghiệm nhận biết nguyên nhân dị ứng bạn cần biết nhằm phát hiện sớm các yếu tố, nguy cơ gây dị ứng giúp phòng tránh dị ứng một cách hiệu quả:
1. Test lẩy da
Xét nghiệm test lẩy da
a. Test lẩy da là gì?
Đây là xét nghiệm đưa một loại dị ứng nguyên nghi ngờ vào lớp thượng bì để xác định tình trạng quá mẫn với loại dị nguyên đó.
Xác định tác nhân gây dị ứng trong các bệnh lý: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa (chàm), dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc.
Các dị nguyên thường gặp như:
– Dị nguyên không khí: Mạt nhà, nấm mốc, gián, lông thú nuôi, phấn hoa, phấn cỏ
– Dị nguyên thức ăn: trứng, sữa, hải sản, thịt đỏ, thịt gà,…
– Thuốc: kháng sinh và một loại thuốc khác
b. Trước khi thực hiện xét nghiệm test lẩy da, cần phải lưu ý điều gì
– Ngưng thuốc kháng thụ thể Histamine H1 ít nhất 5 ngày
– Ngưng corticoid đường uống (liều cao, kéo dài) ít nhất 3 ngày
– Ngưng thuốc chống trầm cảm 3 vòng ít nhất 3 tuần
– Ngưng bôi corticoid hoặc calcineurin inhibitor chỗ da được test ít nhất 7 ngày
– Tiến hành sau liệu pháp UV tại vùng da làm test ít nhất 4 tuần
c. Kết quả của xét nghiệm test lẩy da:
– Nếu người được làm xét nghiệm có sản xuất kháng thể IgE kháng với dị nguyên được test, sẽ xuất hiện một nốt sẩn trên nền hồng ban nơi đâm lancet.
– Kích thước sẩn sẽ được đo và xác định mức độ dương tính.
2. Xét nghiệm Test áp da
Test áp da
Là xét nghiệm đặt một loại dị ứng nguyên trên bề mặt da, cố định trong khoảng thời gian ít nhất là 48 giờ, để xác định tình trạng quá mẫn muộn đối với loại dị ứng nguyên đó.
a. Ý nghĩa của xét nghiệm test áp da:
– Dị ứng (viêm da) do tiếp xúc hoặc phơi nhiễm nghề nghiệp
– Các tình trạng nghi ngờ dị ứng quá mẫn muộn, đặc biệt do thuốc: hồng ban đa dạng, phát ban mụn mủ toàn thân, hội chứng phản ứng thuốc có tăng eosinophil (DRESS), Stevens Johnson, hoại tử da nhiễm độc (TEN)…
b. Trước khi thực hiện xét nghiệm test áp da cần lưu ý:
– Ngưng corticoid đường uống (liều cao, kéo dài) ít nhất 3 ngày
– Ngưng thuốc chống trầm cảm 3 vòng ít nhất 3 tuần
– Ngưng bôi corticoid hoặc calcineurin inhibitor chỗ da được test ít nhất 7 ngày
– Tiến hành sau liệu pháp UV tại vùng da làm test ít nhất 4 tuần
c. Cách tiến hành xét nghiệm test áp da:
Dị ứng nguyên sẽ được đặt vào trong các đĩa test và dán trên da (thường là vùng lưng). Sau 48 giờ lưu trên da, đĩa test được lấy đi và kết quả lần đầu sẽ đọc sau 20 phút. Bệnh nhân có thể được hẹn quay trở lại để đọc các kết quả ở ngày thứ 3-7.
3. Test huyết thanh
Test tự huyết thanh
Là sử dụng huyết thanh của chính người bệnh để tiêm trong da của người bệnh đó. Mục đích là để xác định tình trạng bệnh lý mày đay mạn tính tự phát. ASST được chỉ định trong trường hợp nổi mày đay kéo dài trên 6 tuần mà không tìm được nguyên nhân
Các lưu ý trước khi tiến hành: Ngưng thuốc kháng thụ thể histamine H1 ít nhất 3 ngày trước khi test
4. Test thử thách thuốc
Đây là xét nghiệm bằng cách đưa thuốc với liều kiểm soát (từ thấp đến cao) vào cơ thể bệnh nhân bằng đường dùng thuốc tự nhiên.
a. Ý nghĩa của xét nghiệm test thử thách thuốc
Xét nghiệm Để loại trừ các trường hợp dị ứng thuốc không rõ ràng
– Để khẳng định sự an toàn của một số loại thuốc khi bệnh nhân lo lắng khi dùng thuốc
– Loại trừ các phản ứng chéo giữa các loại thuốc cùng nhóm
– Xác định tình trạng dị ứng thuốc khi các test khác âm tính hoặc không làm được
b. Các lưu ý trước khi thực hiện test thử thách thuốc:
– Ngưng thuốc kháng thụ thể histamine H1 ít nhất 5 ngày
– Ngưng corticoid đường uống (liều cao, kéo dài) ít nhất 1 tuần
– Ngưng thuốc chống trầm cảm 3 vòng ít nhất 5 ngày
– Ngưng beta-blocker và thuốc ức chế men chuyển ít nhất 1 ngày
c. Cách thực hiện:
Thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo đường dùng tự nhiên, với liều thấp đến cao. Thời gian giữa các lần tăng liều ít nhất là 30 phút. Đối với test thử thách tìm thuốc an toàn, cần tiến hành đến liều thường dùng của thuốc.
Liên hệ đặt lịch xét nghiệm nhận biết nguyên nhân dị ứng tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1: 1800 6023