I. Giới thiệu chung
Chẩn đoán hình ảnh là một trong những một chuyên khoa không thể thiếu trong dịch vụ khám, chữa bệnh. Ra đời ngay từ những ngày đầu thành lập, Khoa Chẩn đoán hình ảnh của phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và được đầu tư trang thiết bị hiện tại từ các thương hiệu nổi tiếng như GE, Fuji, Hologic, Hitachi… Chúng tôi luôn đảm bảo cung cấp các dịch vụ thăm khám chẩn đoán hình ảnh tốt nhất, đạt hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị…
Khoa chẩn đoán hình ảnh của Phòng khám gồm:
- 01 phòng chụp cộng hưởng từ – MRI 1.5 Tesla
- 01 phòng chụp cắt lớp vi tính – CT Scanner 128
- 02 phòng chụp X-quang kỹ thuật số
- 01 phòng đo loãng xương bằng phương pháp DEXA (DXA)
- 05 phòng siêu âm
II. Dịch vụ
Khoa Chẩn đoán hình ảnh thực hiện các kỹ thuật tạo ảnh y học để chẩn đoán bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị. Các kỹ thuật được thực hiện tại khoa Chẩn đoán hình ảnh của Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 bao gồm:
1. Siêu âm
Siêu âm là phương pháp cận lâm sàng cho thấy hình ảnh y học về cấu trúc bên trong cơ thể người. Đây là kỹ thuật phổ biến, hiệu quả và an toàn, được áp dụng để chẩn đoán bệnh nội khoa và sản khoa.
- Siêu âm bụng tổng quát
- Siêu âm tuyến giáp
- Siêu âm tuyến vú hai bên
- Siêu âm phụ khoa
- Siêu âm thai
- Siêu âm gân, khớp và khảo sát mô mềm
- Siêu âm Doppler tim
- Siêu âm Doppler động mạch cảnh và mạch máu chi dưới
- Thực hiện các thủ thuật để chẩn đoán như FNA, chọc hút dẫn lưu, sinh thiết u vùng bụng hoặc u phổi - màng phổi…
2. Chụp X-quang kỹ thuật số
Chụp X-quang là phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp.
- Chụp X-quang ngực, xương khớp, cột sống, xoang…
3. Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt – CT Scanner 128
Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính sử dụng chùm tia X. Dựa vào các lát cắt, chụp CT có thể cho ra hình ảnh y học sắc nét hơn so với X-quang, tránh bỏ sót những tổn thương bên trong cơ thể.
- Kỹ thuật chụp CT thường quy: khảo sát các bệnh lý về vùng bụng – chậu, vùng ngực, sọ não, xoang, cột sống, chi trên, chi dưới, mạch máu.
- Chụp CT có tiêm thuốc cản quang để chẩn đoán và đánh giá chuyên sâu.
4. Chụp cộng hưởng từ MRI
Kỹ thuật chụp MRI cho ra hình ảnh y học có độ phân giải cao, có giá trị cao trong chẩn đoán, đánh giá được các tổn thương khuất mà các phương pháp khác không thực hiện được.
MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng sọ não; cột sống các đoạn: cổ, ngực, thắt lưng và toàn bộ cột sống; bụng; vùng chậu; các loại mạch máu; vú; xương khớp: chụp toàn bộ các khớp, xương và mô mềm chi trên, chi dưới.
- Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ thường quy.
- Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ nâng cao: chụp cộng hưởng từ khớp vai có tiêm tương phản nội khớp, chụp mạch máu toàn thân.
5. Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA (DXA)
DEXA là phương pháp được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương. DEXA đo mật độ khoáng của xương, nhằm đánh giá tình trạng của xương như:
- Phát hiện nguy cơ loãng xương;
- Chẩn đoán mức độ loãng xương;
- Dự đoán nguy cơ gãy xương trong tương lai;
- Đánh giá và theo dõi kết quả điều trị loãng xương;
- Đo thành phần cấu trúc cơ thể (khối cơ, khối mỡ, khối xương), chuyển hóa cơ bản.
DEXA có nhiều ưu điểm vượt trội như: an toàn, thực hiện đơn giản, nhanh chóng, có độ chính xác cao, không cần gây mê, không cần nhịn ăn, không đau, không xâm lấn.