SỞI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO VỚI BÉ?

Sau tết số ca mắc sởi ngày càng tăng và có nguy cơ phát triển thành dịch vì thế trong thời gian này các bé cần phải được chăm sóc kỹ hơn đặc biệt là các bé dưới 4 tuổi vì trong độ tuổi này hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên rất dễ lây bệnh.

Các biến chứng của sởi là rất nguy hiểm với trẻ như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, đôi khi còn dẫn đến viêm não sau sởi…

Do vậy, khi trẻ có những triệu chứng nghi là bị sởi thì cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám kịp thời. Đối với trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng sởi thì cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ để trẻ tránh được nguy cơ lây bệnh.


Chính ngừa vắc-xin sởi


1. Các triệu chứng sởi thường gặp ở trẻ
– Những triệu chứng sau đây có thể xẩy ra với trẻ sau khi trẻ bị tiếp xúc với siêu vi sởi và thường khởi phát sau 10 đến 12 ngày.
+ Sốt
+ Ho khan
+ Chảy nước mũi
+ Mắt đỏ
+ Không chịu được ánh sáng
+ Những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong viêm mạc má đối diện các răng hàm. Những nốt này có tên là đốm Koplik.

2. Nguyên nhân gây bệnh sởi
– Lây qua đường hô hấp.
– Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện…
Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này có nguy cơ lây rất cao lên đến 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được chích ngừa.

3. Diễn biến của bệnh sởi
Trẻ bị mắc sởi thường bị một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 40 độ C.

Đồng thời những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước.

4. Cách phòng ngừa biến chứng và chăm sóc cho trẻ mắc bệnh sởi.
Khi chăm sóc bệnh nhi sởi lại nhà cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ.
– Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh nguy cơ viêm đường hô hấp.
– Cho trẻ ăn những đồ ăn lỏng dễ tiêu, tránh những thức ăn dễ gây dị ứng với bé.
– Tắm rửa vệ sinh cho trẻ hàng ngày.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ…

Sởi sẽ diễn biến nặng trên một số đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, trẻ béo phì, mắc bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch do vậy, đối với trẻ chưa đến tuổi để tiêm vắc xin thì cách phòng bệnh tốt nhất là tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Đối với trẻ đã đủ tuổi tiêm vắc xin thì cha mẹ cần cho trẻ tiêm đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ…

Ngoài ra cha mẹ cũng nên phòng tránh cho con bằng cách sau khi đi làm về cần phải tắm và rửa tay bằng xà phòng, nhỏ nước mũi sinh lý sau đó mới bế trẻ.

Đặt lịch khám: Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10

Hotline: 1800 6023