Những điều cần lưu ý khi chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện các vấn đề bất thường đặc biệt là khối u giai đoạn sớm, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

1. Thế nào là chụp cộng hưởng từ (MRI)?

Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng từ trường và sóng radio để tạo hình cắt lớp bộ phận trên cơ thể con người. Có hàng triệu nguyên tử hydro trong cơ thể, chúng sẽ hấp thụ và giải phóng năng lượng sóng từ trường dưới dạng tín hiệu khi chụp cộng hưởng từ (MRI)

 


Chụp (MRI) là phương pháp hiện đại, không sử dụng bức xạ

Sau đó các tín hiệu này sẽ truyền về máy ghi nhận và cho ra kết quả dưới dạng hình ảnh. Hình ảnh này thể hiện cấu trúc cơ thể rõ nét và độ phân giải cao. Các kết quả này cũng có thể được bác sĩ tái tạo 3D để tăng hiệu quả chẩn đoán và thăm khám bệnh nhân.

2. Khi nào cần chụp cộng hưởng từ (MRI)?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán bệnh hiện đại bằng hình ảnh, không sử dụng bức xạ. Vì thế, phương pháp này thường được bác sĩ áp dụng để kiểm tra và tầm soát bệnh tại các vị trí nhất định trên cơ thể hoặc toàn thân. 

Dưới đây là các mục đích chính khi thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI):

- Nghi ngờ u thần kinh sọ não, u não, tai biến, động kinh, chấn thương, bệnh chất trắng, dị tật bẩm sinh, bệnh liên quan đến mạch máu, viêm não – màng não …

- Các bệnh về tai, mũi, họng như chấn thương, có khối u hay bị viêm.

- Các bệnh liên quan đến cột sống như u tủy sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm cột sống.

- Các bệnh liên quan về khớp vai, khớp gối, khớp khuỷu tay, cổ chân, cổ tay, khớp háng …

- Có thể có khối u phần mềm, chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện sớm căn bệnh ung thư.

 
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp bác sĩ kiểm tra sự di căn của các tế bào ung thư

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp bác sĩ kiểm tra sự di căn của các tế bào ung thư. Phương pháp này thực hiện khi người bệnh không được chụp bằng kỹ thuật PET/CT do một số nguyên nhân.

- Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng của bệnh nhân sau xạ trị/hóa trị hay phẫu thuật. Điều này giúp đánh giá khả năng đáp ứng điều trị ở bệnh nhân. Đồng thời, phát hiện các tổn thương tái phát (nếu có).

3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI)

Ưu điểm của phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) 

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) không sử dụng bức xạ, không xâm lấn: Chụp cộng hưởng từ (MRI) có độ an toàn cao do không sử dụng bất kỳ năng lượng xâm lấn nào hay tia X. Vì thế, trong thăm khám sàng lọc và tầm soát bệnh, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được bác sĩ cân nhắc áp dụng.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả: Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho ra ảnh chụp có độ tương phản cao, cấu trúc giải phẫu chi tiết và có thể được bác sĩ tái tạo ở dạng hình ảnh 3D. Đặc biệt, người bệnh khi chụp cộng hưởng từ (MRI) mạch máu không cần tiêm thuốc tương phản mà vẫn cho ra kết quả ổn định. Ngoài ra, những tổn thương, vấn đề bất thường, các khối u trên cơ thể (kể cả khối u có kích thước nhỏ hơn 3mm) vẫn có thể được phát hiện khi thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI)

 
Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả

- Quy trình chụp cộng hưởng từ (MRI) đơn giản: Trong suốt quá trình chụp cộng hưởng từ (MRI), người bệnh không cần di chuyển qua lại do máy quét MRI có thể quét ở hầu hết mọi mặt phẳng. Từ đó, cho ra kết quả hình ảnh giải phẫu cấu trúc cơ thể đơn giản, dễ dàng. Không giống các kỹ thuật chụp PET/CT, sau khi chụp cộng hưởng từ (MRI), người bệnh không cần hạn chế tiếp xúc với mọi người và có thể sinh hoạt bình thường.

Hạn chế của phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) 

Mặc dù kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) có nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại giá trị chẩn đoán cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như:

- Người bệnh phải nằm bất động, giữ nguyên một tư thế: Mặc dù không cần phải di chuyển qua lại nhưng người bệnh vẫn cần nằm yên và giữ nguyên tư thế trong thời gian chụp cộng hưởng từ (MRI). Bởi vì, toàn bộ hình ảnh chụp giải phẫu cấu trúc cơ thể có thể bị ảnh hưởng khi có một chuyển động nhỏ. Lúc này, người bệnh cần tiến hành chụp MRI lần nữa.

- Thiết bị chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể gây ra tiếng ồn: Để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn, người bệnh nên đeo tai nghe chuyên dụng hoặc sử dụng chụp tai trong quá trình chụp cộng hưởng từ (MRI)

4. Những điều cần lưu ý khi chụp cộng hưởng từ (MRI)

Để cho ra kết quả chụp rõ nét và chính xác, dưới đây làm một số lưu ý người bệnh cần nắm trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI):

- Máy chụp cộng hưởng từ (MRI) không sử dụng bức xạ gây nguy hại cho bệnh nhân. Tuy nhiên, máy sử dụng nam châm có từ trường mạnh, có thể hút các vật bằng kim loại ở gần, gây rủi ro cho người bệnh khi mang có vật thể bằng kim loại trong người. Vì thế, trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI), người bệnh cần loại bỏ tất cả vật dụng bằng kim loại như các loại khuyên trang sức trên cơ thể, đồng hồ, … Cũng vì thế, phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) không chỉ định thực hiện đối với người bệnh đang đặt các dụng cụ y tế bằng kim loại trong cơ thể như máy tạo nhịp tim, stent mạch vành, … Trước khi tiến hành chụp MRI, hãy báo ngay với kỹ thuật viên nếu trong cơ thể bạn đang sử dụng thiết bị y tế bằng kim loại.

- Trong suốt quá trình chụp cộng hưởng từ (MRI), để cho ra kết quả có độ chính xác cao, người bệnh nên nằm yên theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể được kỹ thuật viên yêu cầu đeo dây đai để giữ cơ thể nằm yên trong quá trình kiểm tra.

- Trừ các trường hợp đặc biệt có chỉnh định khác từ bác sĩ, thông thường, người bệnh không cần nhịn ăn uống trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI).

- Mặc dù phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) khá an toàn, không gây nguy hiểm cho người bệnh, Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, hãy thông báo ngay cho bác sĩ biết để được hỗ trợ đặc biệt.

- Để chụp ảnh bên trong cơ thể, máy chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ tạo ra năng lượng. Qua đó, trong quá trình quét có thể gây ra tiếng gõ mạnh hay tiếng đập. Nếu cảm thấy quá ồn hoặc không thể chịu được, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cung cấp tai nghe chuyên dụng hoặc chụp tai.
Trên đây là một số lưu ý dành cho người bệnh trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI). Hy vọng các thông tin này sẽ hữu ích và giúp người bệnh thực hiện chụp MRI hiệu quả, cho ra kết quả chính xác và hạn chế các rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.