BỆNH GIÃN TĨNH MẠNH VÀ TĨNH MẠCH MẠNG NHỆN

Giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nhưng thường xuất hiện nhất là ở chân và vùng xương chậu. Hầu hết các tĩnh mạch mạng nhện phát triển gần bề mặt của da.

1. Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là các mạch máu bị giãn bất thường, do sự suy yếu trong thành tĩnh mạch. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng những búi sưng phồng, bị xoắn lại của các tĩnh mạch màu xanh hoặc tím. Giãn tĩnh mạch đôi khi được bao quanh bởi các mao mạch mỏng, màu đỏ, gọi là tĩnh mạch mạng nhện (nhóm các mạch máu nhỏ nằm gần bề mặt của da, còn được gọi là chứng giãn mao mạch).


Dấu hiệu của giãn tĩnh mạch chân

2. Những ai thường bị giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng phổ biến, thường không phải là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện thường gặp ở phụ nữ hơn đàn ông. Bệnh trở nên phổ biến hơn theo tuổi tác và được xem là có ảnh hưởng từ 30 đến 50% ở những người trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy thuộc vào nhóm người được nghiên cứu.

3. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện là gì?

Giãn tĩnh mạch xảy ra khi các thành tĩnh mạch khỏe trở nên suy yếu và tĩnh mạch phình ra. Máu có thể tích tụ hoặc ứ đọng bên trong tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch có liên quan đến tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân hoặc các van bị lỗi trong tĩnh mạch.

 
Giãn tĩnh mạch mạng nhện do thừa cân

Nguyên nhân chính xác của giãn tĩnh mạch vẫn chưa được biết, nhưng có một số yếu tố góp phần vào sự phát triển của giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện. Các yếu tố nguy cơ của giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện bao gồm:

- Di truyền hoặc tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch.

- Lớn tuổi.

- Đứng trong thời gian dài (đặc biệt ở những người làm công việc như y tá, làm đẹp, giáo viên, công nhân nhà máy và những ngành nghề khác).

- Thừa cân.

- Ảnh hưởng của hormone khi mang thai.

- Dùng thuốc tránh thai.

- Sử dụng liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh.

- Ngồi bắt chéo hai chân trong thời gian dài.

- Mặc quần áo lót hoặc trang phục chật.

- Có tiền sử cục máu đông.

- Chấn thương tĩnh mạch.

- Mắc các bệnh gây tăng áp lực ở bụng, bao gồm bệnh gan, chất lỏng ở bụng, có phẫu thuật ở háng trước đó, hoặc suy tim.

Các yếu tố khác bao gồm thuốc bôi tại chỗ có steroid, chấn thương hoặc tổn thương da, phẫu thuật tĩnh mạch trước đó và tiếp xúc với tia cực tím.

4. Triệu chứng của giãn tĩnh mạch là gì?

Một số người không có triệu chứng, nhưng có thể lo lắng về sự xuất hiện của các tĩnh mạch. Nếu các triệu chứng xảy ra, chúng có thể bao gồm:

- Mệt mỏi, nóng rát, đau nhức, ngứa ran hoặc nặng ở chân.

- Ngứa xung quanh tĩnh mạch.

- Sưng chân.

- Chuột rút cơ bắp, đau nhức hoặc đau ở chân.

- Da đổi thành màu nâu, đặc biệt là xung quanh mắt cá chân.

- Loét chân.

Các triệu chứng thường xấu đi, sau khi đứng hoặc ngồi lâu. Ở phụ nữ, các triệu chứng có thể xấu đi trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. Thỉnh thoảng, giãn tĩnh mạch có thể hình thành một cục máu đông gây đau, gọi là viêm tắc huyết khối tĩnh mạch nông (viêm tĩnh mạch).

5. Bị giãn tĩnh mạch có cần đi khám bác sĩ không?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu:

- Giãn tĩnh mạch gây đau khi đi bộ hoặc đứng.

- Một khối u gây đau hoặc mềm phát triển ở trên hoặc gần một tĩnh mạch giãn.

- Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân.

- Chân đột nhiên bị sưng và đau.

- Phần da ở chỗ giãn tĩnh mạch tự chảy máu hoặc khi bị thương.

- Bạn có bất cứ triệu chứng nào khác gây lo lắng.

 
Sưng chân do giãn tĩnh mạch

6. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch bằng cách nào?

Khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra chân của bạn trong lúc bạn đang đứng. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm Doppler, một kiểm tra siêu âm để kiểm tra lượng máu trong các tĩnh mạch nông (tĩnh mạch gần bề mặt của da) và các tĩnh mạch sâu.

7. Khi nào cần điều trị giãn tĩnh mạch?

Giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện có thể cần điều trị y tế nếu giãn tĩnh mạch gây đau khi đi bộ hoặc đứng. Bạn cũng nên đi khám nếu cơn đau xuất hiện ở trên hoặc gần tĩnh mạch giãn, hoặc nếu bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng.

Trong một vài trường hợp, giãn tĩnh mạch có thể gây hại cho sức khỏe, khi bệnh có liên quan đến các tình trạng sau:

- Ứ máu tĩnh mạch, tĩnh mạch bị phình ra, không cung cấp đủ chất lỏng thoát ra khỏi da, dẫn đến hình thành một vết loét.

- Nhiễm nấm và vi khuẩn có thể xảy ra do hậu quả của các vấn đề về da, gây tích tụ chất lỏng (phù) ở chân. Những nhiễm trùng này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm mô (viêm mô tế bào).

- Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch: Viêm tĩnh mạch do sự hình thành cục máu đông.

- Xuất huyết tĩnh mạch: Chảy máu trong tĩnh mạch.

Các biến chứng có nhiều khả năng xảy ra, khi giãn tĩnh mạch là kết quả của một vấn đề hoặc căn bệnh ở tĩnh mạch sâu hoặc trong tĩnh mạch xuyên có kết nối với các tĩnh mạch sâu và nông, như huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc suy tĩnh mạch mạn tính. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn có nguy cơ phát triển bất kỳ tình trạng nào kể trên.

8. Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch

Mục tiêu của điều trị giãn tĩnh mạch là giảm bớt các triệu chứng và giảm nguy gây biến chứng. Do không phải tất cả giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện đều cần điều trị, nên mục tiêu của điều trị có thể chỉ đơn giản là cải thiện sự xuất hiện của các khu vực bị ảnh hưởng.

a. Liệu pháp nén ép và thay đổi lối sống

Mang bít-tất dài hỗ trợ phù hợp, đúng cách (còn gọi là vớ áp lực) là cách chữa trị bảo tồn tốt nhất của giãn tĩnh mạch, đặc biệt là khi giãn tĩnh mạch xuất hiện các triệu chứng. Vớ áp lực có thể mua tại một số nhà thuốc và các cửa hàng dụng cụ y tế, và có nhiều kiểu vớ khác nhau, bao gồm kiểu dưới đầu gối, trên đầu gối và vớ quần. Chúng cũng có áp lực khác nhau, từ 8 đến 10 mmHg, cho đến 40 đến 50 mmHg. Bác sĩ có thể đề nghị mức áp lực phù hợp với bạn.

Các phương pháp chữa trị bảo tồn khác bao gồm:

- Giữ vệ sinh da 

- Giảm cân nếu thừa cân

- Thường xuyên tập thể dục (đặc biệt là đi bộ)

- Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài 

- Nâng cao chân khi ngồi hoặc ngủ

Khi bạn cần đứng trong thời gian dài, hãy thường xuyên nghỉ ngơi, bằng cách ngồi xuống và nâng cao chân.

 
Mang vớ áp lực để điều trị giãn tĩnh mạch

Nếu các phương pháp điều bảo tồn ở trên không làm giảm triệu chứng, hoặc nếu sự xuất hiện các tĩnh mạch khiến bạn khó chịu, có thể cần áp dụng các phương pháp khác. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, và kích thước và vị trí của các tĩnh mạch. Các lựa chọn điều trị khác bao gồm chích xơ tĩnh mạch, liệu pháp laser và ánh sáng, các thủ thuật xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật. Những kỹ thuật này được mô tả bên dưới.

b. Chích xơ tĩnh mạch

Chích xơ tĩnh mạch là tiêm một dung dịch trực tiếp vào các tĩnh mạch giãn, để chúng xẹp xuống và biến mất. Nhiều cách chữa trị chích xơ tĩnh mạch thường được đề nghị để đạt được kết quả mong muốn.

Chích xơ tĩnh mạch tạo bọt là một dạng khác, được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm, bằng cách tiêm một chất tạo bọt trộn với một chất gây xơ hóa. Chất tạo bọt di chuyển máu ra khỏi tĩnh mạch, để chất gây xơ hóa sẽ tiếp xúc với thành tĩnh mạch tốt hơn.

Chích xơ tĩnh mạch là một thủ thuật đơn giản, có thể thực hiện tại nhiều cơ sở y tế. Chích xơ tĩnh mạch có thể loại bỏ cơn đau và khó chịu của bệnh giãn tĩnh mạch và giúp ngăn ngừa các biến chứng, chẳng hạn như xuất huyết tĩnh mạch và u loét. Nó cũng thường xuyên được thực hiện vì lý do thẩm mỹ.

 
Chích xơ tĩnh mạch là một thủ thuật đơn giản

c. Liệu pháp laser và ánh sáng

Liệu pháp laser và ánh sáng xung sử dụng để làm nóng các mạch máu, làm chúng co rút lại. Liệu pháp laser là cách hiệu quả nhất để chữa giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện. Liệu pháp laser có thể được sử dụng như một cách chữa trị bổ sung, sau khi chích xơ tĩnh mạch, các thủ thuật nội mạch, hoặc phẫu thuật các tĩnh mạch lớn hơn. Laser cũng được dùng để cắt bỏ nội tĩnh mạch của các tĩnh mạch giãn lớn hơn. Các phương pháp chữa trị bằng laser có thể mất vài buổi, thời gian cách nhau khoảng 6 tuần, để chữa trị tĩnh mạch đúng cách.

Ánh sáng xung cường độ cao (liệu pháp quang động hoặc ánh sáng) là một lựa chọn chữa trị khác. Nó khác với liệu pháp laser và ánh sáng xung, vì một quang phổ ánh sáng được phát ra trong quá trình chữa trị, thay vì ánh sáng chỉ có một bước sóng đơn. Nó có thể được dùng để làm co rút một cách có chọn lọc các tĩnh mạch bất thường, bao gồm các tĩnh mạch nhện nhỏ, một số tĩnh mạch giãn và chàm tĩnh mạch.

Cách điều trị này có thể được đề nghị khi chích xơ tĩnh mạch hoặc liệu pháp laser chữa trị tĩnh mạch không hiệu quả hoặc cho những bệnh nhân không thích kim tiêm.

d. Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu

• Liệu pháp cắt bỏ nội tĩnh mạch bằng nhiệt.

Đây là một thủ thuật sử dụng các tia laser hoặc sóng vô tuyến cao tần để tạo ra nhiệt cục bộ cường độ cao trong tĩnh mạch giãn. Một vết cắt nhỏ xíu được thực hiện trên da, gần với tĩnh mạch giãn (nói chung là dưới đầu gối). BS sẽ đưa một ống thông nhỏ (ống) vào trong tĩnh mạch. Một thiết bị ở đầu ống thông để làm nóng bên trong của tĩnh mạch và đóng nó lại. Công nghệ này khác nhau theo từng loại nguồn năng lượng, nhưng cả hai dạng nhiệt cục bộ rất gần với mạch được nhắm mục tiêu. 

Cách chữa trị này nhằm đóng lại các tĩnh mạch có vấn đề, nhưng để chúng ở đúng vị trí, nên ít chảy máu và bầm tím. Bệnh nhân tỉnh táo trong suốt thủ thuật, nhưng bác sĩ sẽ làm tê khu vực xung quanh tĩnh mạch. So với thắt và tước tĩnh mạch, thì liệu pháp cắt bỏ nội tĩnh mạch bằng nhiệt giúp giảm đau và trở lại hoạt đồng bình thường nhanh hơn, đem lại kết quả tương tự trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh và về mặt thẩm mỹ.

 
Cắt bỏ nội tĩnh mạch bằng nhiệt là thủ thuật xâm lấn tối thiểu

• Kim chọc siêu nhỏ hoặc một đường mổ rất nhỏ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch 

Phương pháp này được thực hiện tại một trung tâm phẫu thuật ngoại trú. Bác sĩ thực hiện 1 đường mổ nhỏ và sử dụng các dụng cụ phẫu thuật hoặc một cây kim lớn để lấy tĩnh mạch có vấn đề ra, thông qua một lỗ hở. Tĩnh mạch sau đó được loại bỏ một phần nhỏ, vào mỗi lần.

• Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bằng năng lực chiếu sáng 

Đây là phiên bản nâng cao của phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch và được phát triển để giảm bớt số lượng các đường mổ, cơn đau, chảy máu và vết sẹo. Thực hiện bằng cách chèn dưới da một ánh sáng sợi quang học, trong khi tiêm cùng lúc một hỗn hợp gồm dung dịch muối và thuốc gây tê cục bộ. Điều này tạo ra một cái bóng của các tĩnh mạch, để hướng dẫn cho bác sĩ trong việc đặt một máy cắt mô được cung cấp năng lượng. Dụng cụ này cắt tĩnh mạch thành những phần nhỏ hơn và hút chúng ra ngoài.

e. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể là cách chữa trị tốt nhất khi giãn tĩnh mạch ở mức nghiêm trọng và liên quan đến những vấn đề như chảy máu, hoặc các triệu chứng bao gồm đau hoặc sưng. Một vài phương pháp chữa trị phẫu thuật có sẵn, bao gồm các lựa chọn nội soi. Trước khi chọn bất cứ lựa chọn chữa trị nào, điều quan trọng là cần thảo luận với bác sĩ của bạn về những lợi ích, rủi ro và tác dụng phụ tiềm ẩn. Các chữa trị phẫu thuật được một chuyên gia về mạch thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở ngoại trú.

Thắt và tước tĩnh mạch thường được thực hiện kết hợp. 

• Thắt tĩnh mạch 

Thắt tĩnh mạch là một chữa trị phẫu thuật của giãn tĩnh mạch. Trong thủ thuật nhỏ này, bác sĩ sẽ cắt và buộc các tĩnh mạch có vấn đề lại. Hầu hết các bệnh nhân hồi phục bệnh trong một vài ngày và có thể bắt đầu sinh hoạt lại bình thường.

• Tước tĩnh mạch 

Tước tĩnh mạch là phẫu thuật loại bỏ các tĩnh mạch giãn lớn hơn, nhờ 2 đường mổ nhỏ. Tước tĩnh mạch là một thủ thuật bao quát hơn và có thể cần đến 10 ngày để hồi phục. Nó thường gây vết bầm trong một vài tuần lễ, sau khi phẫu thuật.

 
Để ngừa giãn tĩnh mạch, tránh bắt chéo chân khi ngồi

9. Làm thế nào có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch?

- Tránh mặc quần áo lót bó sát người và trang phục làm siết chặt thắt lưng, háng hoặc chân.

- Tránh ngồi bắt chéo hai chân khi ngồi.

- Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài

- Thường xuyên tập thể dục, để tăng tuần hoàn máu.

- Giảm cân, nếu bạn thừa cân.

- Ngồi hoặc nằm xuống và nâng cao chân, ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần trong 30 phút.