3 NGUY CƠ GÂY ĐỘT QUỴ MỌI NGƯỜI CẦN LƯU Ý
Lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến nguy cơ đột quỵ đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Những lý do này đã được cảnh báo rất nhiều nhưng dường như giới trẻ vẫn quá thờ ở và chưa nhận thức rõ được những nguy cơ của nó.
Vậy những lý do dẫn đến đột quỵ mà mọi người cần lưu ý là gì? Nguyên nhân gây ra đột quỵ mà mọi người cần lưu ý là gì? Và cách để cải thiện giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh.
1. Thức khuya
Đột quỵ là bệnh lý tổn thương một phần cơ quan của não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi dưỡng bộ phận đó bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ.
Theo Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 83% so với người ngủ đủ 7-8 giờ.
Theo số liệu của Bộ Y tế, trong 3 năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng từ 1,7% – 2,5%, độ tuổi bị tai biến mạch máu não đang dần trẻ hóa, từ 40 – 45 tuổi so với trước đây là 50 – 60 tuổi.
2. Áp lực công việc
Tạp chí khoa học The Lancet tại Anh đã chỉ ra rằng, những người chịu nhiều áp lực, làm việc quá 55 giờ mỗi tuần có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 33% so với những người làm việc từ 35 – 40 giờ. Con số này được tính toán dựa trên cả sự khác biệt về giới tính, địa vị và tuổi tác.
Do vậy, đừng để áp lực công việc ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của bạn. Hãy kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý để tránh nguy cơ đột quỵ.
3.Ít vận động
Theo Hiệp Hội Tim mạch Mỹ, người lười vận động có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn 20% so với người tập luyện 4 lần mỗi tuần.
Theo nghiên cứu, những người lười biếng thường gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe hơn các đối tượng khác. Khi không vận động hay tập thể dục, cơ thể có thể rối loạn và khiến huyết áp tăng cao, điều này dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ. Do đó, để có sức khỏe tốt, mỗi cá nhân nên thiết lập chế độ vận động thích hợp theo cơ địa.
Để giảm nguy cơ bị đột quỵ lời khuyên với mọi người là: hãy đẩy mạnh việc thực hiện một lối sống lành mạnh.
Theo các chuyên gia, điểm chính để có lối sống lành mạnh là chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều đạm, thức ăn nhanh, nhiều chất béo bão hòa, đường, bột, muối, sử dụng rượu bia, thuốc lá… khiến tỷ lệ mắc bệnh chuyển hóa như mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Đây cũng là tác nhân trực tiếp tạo ra cục máu đông gây đột quỵ.
Năm 2017, theo xếp hạng của World Health Ranking, tỷ lệ người chết do đột quỵ ở Việt Nam nằm trong top 50 trong tổng số 183 quốc gia. Đây là một trong những con số báo động mà mọi người cần phải lưu ý, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Hãy quan tâm đến sức khỏe cả bản thân và gia đình nhiều hơn trước khi quá muộn.