Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý hô hấp mạn tính, hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Để kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
/hen-suyen-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-phong-ngua.jpg)
1. Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn
Theo ALA (Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ), nguyên nhân gây bệnh hen suyễn (hen phế quản) bao gồm:
- Dị ứng (lông thú cưng, phấn hoa, mạt bụi …): Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể giải phóng kháng thể globulin miễn dịch E khiến người bệnh hắt hơi, thở khò khè và khó thở …
- Béo phì: Theo ALA, người béo phì (chỉ số BMI cao từ 30 trở lên) có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn người có cân nặng bình thường. Nguyên nhân có thể do béo phì gây ra tình trạng viêm ảnh hưởng đến chức năng của phổi.
- Hút thuốc lá: Người có thói quen hút thuốc lá sẽ gây ra tình trạng kích ứng, viêm và chất nhầy tích tụ bên trong phổi từ đó có thể gây bệnh hen suyễn. Theo lưu ý của ALA, khói thuốc lá thậm chí có thể gây phá hủy mô phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-h%C3%BAt-thu%E1%BB%91c-l%C3%A1-c%C3%B3-nguy-c%C6%A1-m%E1%BA%AFc-b%E1%BB%87nh-hen-suy%E1%BB%85n-cao-h%C6%A1n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%B4ng-h%C3%BAt-thu%E1%BB%91c-l%C3%A1.jpg)
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn người không hút thuốc lá
- Chất gây ô nhiễm không khí: Tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm như bụi, ôzôn và khí ga, hóa chất … có thể xâm nhập vào phổi và gây gián đoạn đến chức năng hoạt động bình thường của phổi.
- Tình trạng sức khỏe: Nhiễm virus đường thở, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh trào ngược dạ dày thực quản, polyp mũi … là một số loại bệnh có thể gây ra hoặc làm nghiêm trọng hơn bệnh hen suyễn.
- Tiền sử gia đình : Theo ALA, trên thực tế, người có cha hoặc mẹ mắc bệnh hen phế quản có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 đến 6 lần so với người không có cha mẹ mắc bệnh này.
2. Triệu chứng của bệnh hen suyễn
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh hen suyễn như:
- Ho dai dẳng, ho có đờm hoặc không có đờm, thường xảy ra vào sáng sớm hoặc ban đêm, đặc biệt ho nhiều hơn khi hoạt động mạnh, khi chơi thể thao hoặc khi người bệnh có cảm xúc mạnh như khóc, cười lớn, sợ hãi, phấn khích tột độ …
- Thở khò khè, có tiếng huýt sáo hoặc tiếng rít khi thở ra và đôi khi là khi hít vào.
- Đau tức ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở sâu.
- Cảm giác hụt hơi, khó thở.
- Một số triệu chứng khác người bệnh hen suyễn có thể gặp phải như mệt mỏi, tăng nhịp tim, thở nhanh, chóng mặt, kiệt sức, lú lẫn, chóng mặt …
/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%87nh-hen-suy%E1%BB%85n-c%C3%B3-th%E1%BB%83-ho-dai-d%E1%BA%B3ng,-c%C3%B3-%C4%91%E1%BB%9Dm-ho%E1%BA%B7c-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-%C4%91%E1%BB%9Dm.jpg)
Người bệnh hen suyễn có thể ho dai dẳng, có đờm hoặc không có đờm
Ở trẻ em, việc nhận biết triệu chứng hen có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân là do trẻ không phải lúc nào cũng chia sẻ với cha mẹ về những biểu hiện mà chúng trải qua. Thậm chí, một số trẻ có thể đã quen với các triệu chứng này mà không nhận ra đó là dấu hiệu bất thường. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát kỹ để phát hiện kịp thời bất kỳ sự thay đổi nào trong nhịp thở của con.
3. Cách chẩn đoán bệnh hen suyễn
Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường nghi ngờ mắc bệnh hen suyễn, người bệnh nên sớm thăm khám cùng bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
Các bước chẩn đoán bệnh hen suyễn có thể bao gồm các bước cơ bản như sau:
- Khai thác tiền sử bệnh lý, thời gian xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh …
- Khám lâm sàng hen suyễn: Căn cứ vào các dấu hiệu và triệu chứng người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tiến hành kiểm tra lâm sàng, phân biệt với một số bệnh phổi khác như bệnh COPD, bệnh giãn phế quản.
- Đo chức năng hô hấp: Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp đo hô hấp ký để hỗ trợ chẩn đoán bệnh hen suyễn và theo dõi sự diễn tiến của bệnh. Thông thường bệnh nhân sẽ được thực hiện các bài kiểm tra hồi phục phế quản. Nếu chức năng phổi được cải thiện tốt sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản thì người bệnh có khả năng cao mắc bệnh hen suyễn.
- Đo lưu lượng đỉnh: Đây là phương pháp đo lường mức độ đẩy không khí ra ngoài của phổi, thường được sử dụng để kiểm tra chức năng phổi tại nhà với tần suất thường xuyên hơn.
- Chẩn đoán hình ảnh: Qua các kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hay chụp X-quang lồng ngực có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác khi có các vấn đề sức khỏe bất thường với phổi của bạn hay tình trạng nhiễm trùng xoang …
Tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như các dấu hiệu, triệu chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng phương pháp chẩn đoán phù hợp, hiệu quả.
/ch%E1%BB%A5p-x-quang-l%E1%BB%93ng-ng%E1%BB%B1c-c%C3%B3-th%E1%BB%83-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-ch%E1%BA%A9n-%C4%91o%C3%A1n-b%E1%BB%87nh-hen-suy%E1%BB%85n.jpg)
Chụp X-quang lồng ngực có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh hen suyễn
4. Cách điều trị bệnh hen suyễn
Để điều trị bệnh hen suyễn, bác sĩ sẽ dựa vào thang đo kết quả sau khi thăm khám và kiểm tra lâm sàng để đánh giá chức năng hô hấp của người bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Vì thế, người bệnh hen phế quản không được tự ý sử dụng thuốc điều trị không rõ nguồn gốc hay tự ý ngưng thuốc khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Bệnh hen suyễn khi không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh xuất hiện các cơn khó thở cấp tính khi không được xử lý kịp thời có thể gây hôn mê, suy hô hấp và nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng.
5. Thăm khám và điều trị bệnh hen suyễn ở đâu tốt?
Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 là địa chỉ uy tín trong việc thăm khám và điều trị hen phế quản (hen suyễn), với đội ngũ bác sĩ chuyên gia hô hấp có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm như:
Tại đây, bác sĩ sẽ tư vấn tận tâm, chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị hiệu quả nhất, giúp kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Liên hệ ngay tổng đài 1900 6923 để đặt lịch khám nhanh chóng, không cần xếp hàng lấy số.
