NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI LẤY MÁU XÉT NGHIỆM

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không, nên tránh ăn gì hay cần chuẩn bị gì trước khi lấy máu? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người trước khi thực hiện xét nghiệm. Trên thực tế, việc cần nhịn ăn hay không còn tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm cụ thể và hướng dẫn từ bác sĩ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yêu cầu quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và an toàn.

 

 

1. Khi nào xét nghiệm máu cần nhịn ăn sáng?

 Không phải loại xét nghiệm máu nào cũng cần phải nhịn ăn trước đó. Tuy nhiên, ở phần lớn các trường hợp lấy máu xét nghiệm, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn.

 Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm máu do các khoáng chất, vitamin, protein, chất béo, … có trong thức ăn và đồ uống có thể ảnh hưởng đến kết quả đo mức độ máu và làm mờ kết quả xét nghiệm.

 

 Không phải loại xét nghiệm máu nào cũng cần phải nhịn ăn trước đó

 Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh không ăn, không uống (ngoại trừ nước lọc) trong vài giờ trước khi thực hiện xét nghiệm máu. Thông thường, việc lấy mẫu máu sẽ thực hiện vào buổi sáng, hạn chế để người bệnh nhịn đói quá lâu.

 

2. Các xét nghiệm máu cần nhịn ăn sáng?

 Dưới đây là một số xét nghiệm máu trước khi thực hiện, người bệnh có thể được bác sĩ hướng dẫn nhịn ăn sáng:

 - Xét nghiệm đường huyết khi đói: Xét nghiệm máu này để chẩn đoán bệnh đái tháo đường bệnh đái tháo đường thai kỳ. Để thực hiện xét nghiệm máu đường huyết khi đói, người bệnh nên nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi lấy máu.

 - Xét nghiệm sắt: Người lấy máu có thể được yêu cầu không ăn vào buổi sáng trước khi thực hiện xét nghiệm. Trong trường hợp người bệnh đang uống thuốc vitamin tổng hợp có chứa sắt hoặc đang uống viên sắt nên ngưng sử dụng loại thuốc này trong 24 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm.

 - Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Người bệnh nên nhịn ăn trước xét nghiệm trong 8 – 10 giờ.

 - Xét nghiệm mỡ máu: Sau khi ăn, mỡ trong máu có thể tăng lên ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Vì thế, bạn cần nhịn ăn trong 8 – 10 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm.

 - Xét nghiệm máu kiểm tra Helicobacter pylori C13 trong dạ dày: Người bệnh không nên dùng kháng sinh (kể cả các hợp chất Bismuth) trước 4 tuần, không uống các thuốc ức chế tiết acid dạ dày 2 tuần và không ĂN UỐNG tối thiểu 2 giờ trước khi xét nghiệm.

 

3. Một số lưu ý khi lấy máu xét nghiệm

 Trước khi lấy máu xét nghiệm, người bệnh cần nghỉ ngơi, không cảm xúc mạnh và không làm việc quá sức … Nguyên nhân do khi cơ thể hoạt động quá sức cần nhiều năng lượng hơn nên đẩy nhiều glucose vào máu hơn, có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

 Vì thế, người bệnh nên nghỉ ngơi khoảng 10 phút trước khi lấy máu xét nghiệm và cần tránh làm cơ thể mệt, không làm việc nặng …

 Không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có cồn trong 24 giờ trước khi xét nghiệm lấy máu, tránh làm tăng nồng độ men gan, ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.

 

 Người bệnh nên nghỉ ngơi khoảng 10 phút trước khi lấy máu xét nghiệm

 Không hút thuốc lá, không dùng bất kỳ thuốc gì ngay cả thuốc nhỏ mũi không kê đơn, không uống cà phê hay đồ uống có chứa caffein khác như cola, đồ uống có năng lượng trong vòng 1 giờ trước khi xét nghiệm máu. Các loại nước uống này có thể làm kết quả xét nghiệm máu của bạn cao hơn bình thường hoặc không chính xác.

 Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng thức ăn giàu chất béo, kiêng đồ ngọt và không nên ăn quá nhiều trước ngày xét nghiệm máu do tất cả yếu tố này đều có thể ảnh hưởng kết quả xét nghiệm triglyceride.

 Người bệnh có thể uống nước trước khi xét nghiệm trừ khi được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, người bệnh không nên uống nước có hương vị, đồ uống có ga hay các loại nước khác kể cả trà.

 Tóm lại, nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu rất quan trọng. Thời gian nhịn ăn ở mỗi người bệnh có thể khác nhau tùy theo xét nghiệm cụ thể và hướng dẫn của bác sĩ.

 Thông thường người bệnh có thể được yêu cầu không ăn uống gì ngoài nước lọc trong 8 giờ trước khi xét nghiệm.

 Khi thăm khám sức khỏe, người bệnh nên tư vấn ý kiến bác sĩ để nắm được quy tắc cần thiết giúp quá trình lấy máu xét nghiệm diễn ra an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.

 

4. Xét nghiệm máu có nguy hiểm không?

 Tại vị trí lấy máu khi kim tiêm đi vào có thể bị bầm. Tuy nhiên, vết bầm thường ở mức độ nhẹ và sớm biến mất tự nhiên.

 Nếu người bệnh từng cảm thấy chóng mặt, lo lắng và ngất xỉu trong quá trình lấy máu và sau lấy máu thì nên thông tin đến bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi xét nghiệm để được hướng dẫn để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

 

 Tại vị trí lấy máu xét nghiệm khi kim tiêm đi vào có thể bị bầm tím

 Với sự tiến bộ y khoa cũng như trang thiết bị máy móc hiện đại, kết quả xét nghiệm máu có thể hoàn tất trong thời gian khoảng 60 – 90 phút cho các xét nghiệm tổng quát thường quy sinh hóa và huyết học: xét nghiệm chức năng gan, công thức máu, mỡ máu, đường huyết …

 

5. Xét nghiệm máu ở đâu tốt?

 Chủ động xét nghiệm máu trong khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp bạn chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý, vấn đề sức khỏe bất thường. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định điều trị kịp thời và phù hợp, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

 Ngoài ra, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ tại các phòng khám, cơ sở uy tín để có kết quả chính xác khi thực hiện các xét nghiệm cũng như quy trình xử lý các vật dụng y tế nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho người bệnh, không bị lây nhiễm chéo.

 Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh chuyên nghiệp và lấy máu xét nghiệm uy tín, an toàn. Trước khi xét nghiệm máu, người bệnh sẽ được hướng dẫn tận tình và chi tiết các bước quan trọng cũng như một số lưu ý cần thiết.

 Với đội ngũ Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp quá trình lấy máu nhanh chóng, chính xác, hạn chế gây đau cho người bệnh.

 Liên hệ tổng đài 1900 6923 để được hỗ trợ đặt lịch lấy máu xét nghiệm.