Đột quỵ thầm lặng xảy ra khi lượng máu giảm ở một trong các động mạch nhỏ nuôi não. Đột quỵ thầm lặng có thể xảy ra khi không có triệu chứng đáng chú ý.

1. Thế nào là đột quỵ thầm lặng?
Khi nói đến đột quỵ, thông thường, các triệu chứng điển hình như mất vận động hay liệt một số bộ phận của cơ thể. Khiến người bị đột quỵ khó ăn uống hay nói chuyện, thậm chí rối loạn nhận thức. Tuy nhiên, ở người bị đột quỵ thầm lặng, người bệnh có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Tương tự với căn bệnh đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ thầm lặng có thể xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não bị gián đoạn. Điều này ảnh hưởng đến các tế bào não thiếu oxy và dẫn đến chết não.

Đột quỵ thầm lặng là gì?
Tuy nhiên, đột quỵ thầm lặng khác với đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở chỗ các vùng não nhỏ bị tổn thương và không có biểu hiện yếu liệt rõ rệt, vì thế, các tổn thương này khó có thể nhận ra nếu không được thực hiện chụp cắt lớp vi tính.
Tổ chức Tim mạch và Đột quỵ Canada chỉ ra rằng khoảng 25% người cao tuổi trên 70 tuổi bị đột quỵ thầm lặng. Các nghiên cứu hình ảnh về não của những người từ 65 tuổi trở lên cho thấy 95% mắc bệnh mạch máu nhỏ trong não và 1/4 tình nguyện viên cao cấp khỏe mạnh có bằng chứng về những cơn đột quỵ nhỏ thầm lặng.
2. Đột quỵ thầm lặng có biến chứng nguy hiểm không?
Đột quỵ thầm lặng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, kể cả khi không thể nhận biết liệu chúng ta có đang bị đột quỵ thầm lặng hay không.
Theo Thư viện Y học Hoa Kỳ, Năm 1998, hơn 11 triệu người bị đột quỵ ở Mỹ, trong đó khoảng 770.000 người có triệu chứng và 11 triệu người lần đầu tiên bị nhồi máu hoặc xuất huyết não thầm lặng trên MRI. Những phát hiện này chứng minh tỷ lệ đột quỵ cao hơn đáng kể so với ước tính chỉ dựa trên các biểu hiện lâm sàng.

Đột quỵ thầm lặng có biến chứng nguy hiểm không?
Tuy đột quỵ thầm lặng thông thường chỉ ảnh hưởng khu vực nhỏ ở não bộ nhưng dần dần các tổn thương sẽ tích lũy lại gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người bệnh. Khi nhiều cơn đột quỵ thầm lặng xuất hiện có thể gây các triệu chứng điển hình ở người bệnh như:
- Trí nhớ bị suy giảm, khó tập trung
- Người bệnh có thể cười hoặc khóc những lúc không thích hợp, không thể kiểm soát cảm xúc (rối loạn cảm xúc).
- Dáng đi bị thay đổi
- Có thể bị lạc, mất phương hướng ở nơi quen thuộc
- Mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện (không thể kiểm soát bàng quang và ruột)
- Đưa ra quyết định khó khăn
Tuy đột quỵ thầm lặng không biểu hiện các triệu chứng nhưng nguy cơ bị sa sút trí tuệ và đột quỵ lớn có thể tăng cao ở người bệnh trong tương lai.
Khi độ tuổi càng tăng, nguy cơ mắc đột quỵ thầm lặng cũng tăng theo. Tuy nhiên, ở người trẻ tuổi vẫn có thể bị đột quỵ thầm lặng. Đặc biệt, phụ nữ có nhiều nguy cơ bị đột quỵ thầm lặng hơn.
Đột quỵ thầm lặng có ba biểu hiện cơ bản là tổn thương chất trắng nguyên nhân do mạch máu, nhồi máu não thầm lặng hay chảy máu não vi thể.
3. Nhận biết đột quỵ thầm lặng như thê nào?
Sau khi não bộ được chụp MRI hay CT, kết quả sẽ cho ra hình ảnh các vùng tổn thương hay các đốm xuất hiện ở nơi tế bào não ngừng hoạt động. Trong khi chúng ta không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến việc vận động và lời nói bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ thầm lặng
Các dấu hiệu của đột quỵ thầm lặng có thể khó nhận biết do chúng thường bị nhầm lẫn với các dấu hiệu lão hóa thông thường như:
- Khó giữ thăng bằng
- Dễ dàng bị té ngã
- Nước tiểu bị rò rỉ
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Khả năng suy nghĩ bị giảm
Tương tự với việc giảm nguy cơ mắc đột quỵ nặng, giảm nguy cơ bị đột quỵ thầm lặng có thể thực hiện bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch như: huyết áp cao và cholesterol cao.
4. Điều trị đột quỵ thầm lặng như thế nào?
Hoạt động của các vùng não bị tổn thương do đột quỵ thầm lặng gây ra không thể nào khôi phục. Ở một số trường hợp, chức năng của các vùng bị tổn thương có thể được đảm nhận bởi các vùng khác trên não bộ.
Tuy nhiên, hậu quả có thể nghiêm trọng nếu các cơn đột quỵ thầm lặng vẫn tiếp tục xảy ra. Người bị đột quỵ thầm lặng có thể khôi phục khả năng đã mất hay hạn chế nhờ vào các liệu pháp phục hồi chức năng như:
- Luyện tập các phương pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng vận động.
- Thăm khám cùng các chuyên gia bệnh học liên quan đến ngôn ngữ và lời nói, cải thiện khả năng giao tiếp.
- Sử dụng biện pháp tâm lý, xã hội học với các trường hợp bị rối loạn tâm lý sau khi xảy ra đột quỵ.
- Thuốc điều trị Alzheimer có thể được sử dụng cho người bị sa sút trí tuệ sau khi xảy ra nhiều cơn đột quỵ thầm lặng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng thuốc vẫn chưa được kiểm chứng.

Điều trị đột quỵ thầm lặng như thế nào?
Việc hình thành thói quen trong đời sống hàng ngày cũng là phương pháp giúp người bị đột quỵ có thể tự phục hồi trí nhớ bên cạnh các phương pháp điều trị, chẳng hạn như:
- Hình thành thói quen hoàn thành công việc thường ngày tại các khoảng thời gian nhất định.
- Tập luyện thói quen để đồ vật cá nhân như chìa khóa, bàn chải, thuốc … ở các vị trí cố định
- Lên kế hoạch chi tiết các việc cần làm trong ngày
- Phân loại thuốc vào hộp hoặc túi có ghi tên và công dụng của từng loại
- Tham gia trò chơi có thể giúp người bệnh nâng cao khả năng ghi nhớ
5. Các phương pháp phòng ngừa đột quỵ thầm lặng
Đột quỵ thầm lặng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh đột quỵ thầm lặng bằng cách:
- Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết và huyết áp, mỡ máu
- Thường xuyên thăm khám tầm soát sức khỏe tổng quát
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn
- Hạn chế lượng muối cơ thể tiêu thụ
- Kiểm soát mức cân nặng hợp lý
- Ăn nhiều rau, hạn chế thức ăn nhanh và chất béo
- Không hút thuốc lá và rượu, bia.
Khi đột quỵ thầm lặng xảy ra, chất dinh dưỡng và oxy từ máu không thể cung cấp cho tế bào não. Từ đó, phần não sẽ bị ảnh hưởng sau đó chết dần, có thể gây biến chứng nguy hiểm ở người bệnh. Vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng hay các dấu hiệu bất thường của đột quỵ thầm lặng, người bệnh nên thăm khám ngay với bác sĩ để được chẩn đoán bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.