Ung thư buồng trứng là căn bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận có thêm hàng nghìn ca bệnh mới với diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn.

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trừng
Ung thư buồng trứng là tình trạng một hoặc cả hai bên buồng trứng xuất hiện tế bào phát triển bất thường thành những khối u ác tính xâm lấn, tấn công và phá hủy các mô, cơ quan khác trong cơ thể.
Nguy hiểm hơn các khối u ác tính này có thể di căn và gây ung thư đến nhiều cơ quan quan trọng khác. Có nhiều loại khối u có thể phát triển bên trong buồng trứng, có thể là khối u ác tính hoặc khối u lành tính.
Đối với các khối u lành tính không gây ung thư, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật bóc khối u để cắt bỏ một phần hoặc một bên buồng trứng xuất hiện khối u.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng là gì?
Các thể khối u ác tính có thể xuất hiện ở buồng trứng như:
- Ung thư tế bào mầm: Đây là dạng ung thư tiến triển từ các tế bào sản xuất trứng.
- Ung thư biểu mô buồng trứng: Đây là thể ung thư buồng trứng phổ biến xảy ra khi các tế bào có trên bề mặt buồng trứng phát triển thành một số tế bào ung thư.
- Các loại ung thư khác: Ung thư buồng trứng có thể xuất phát từ các mô đệm sinh dục hoặc trung mô và các loại ung thư khác di căn đến buồng trứng.
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể xác định nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng chính xác. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa bệnh ung thư buồng trứng và các yếu tố nguy cơ như:
- Tiền sử bệnh lý ở gia đình: Người có chị em gái ruột, mẹ hay những người có quan hệ huyết thống bậc 1 mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú hoặc ung thư đại trực tràng cũng sẽ làm tăng từ 2-4 lần nguy cơ bị ung thư buồng trứng.
- Tiền sử bệnh lý của người bệnh: Người bệnh có tiền sử bị ung thư đại trực tràng, ung thư vú cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
- Độ tuổi: Bệnh ung thư buồng trứng thường gặp ở phụ nữ có độ tuổi trên 50 tuổi và tần suất mắc bệnh tăng cao ở người trên 60 tuổi.
- Phụ nữ sinh đẻ ít và đã trải qua thời kỳ mãn kinh: Một số nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ đã từng mang thai và sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng thấp hơn nhiều so với phụ nữ chưa từng sinh đẻ. Đặc biệt, phụ nữ sinh càng nhiều con thì nguy cơ mắc bệnh lý này càng thấp.
- Sử dụng một số loại thuốc kích thích quá trình phóng noãn: Các loại thuốc này có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
- Sử dụng bột Talcum: Bột Talcum là khoáng chất tạo nên từ magie, oxy và silic. Khoáng chất này là thành phần có nhiều trong các loại mỹ phẩm, đặc biệt là phấn rôm giúp da khô thoáng, ngăn ngừa phát ban. Tuy nhiên khi cơ quan sinh dục của phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với các loại khoáng chất này có thể dẫn đến hình thành các khối u bên trong buồng trứng.
- Liệu pháp điều trị hormone thay thế: Phụ nữ sau mãn kinh khi sử dụng liệu pháp điều trị hormone thay thế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
2. Bệnh ung thư buồng trừng có thể điều trị được không?
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng, tùy vào các yếu tố về tình trạng sức khỏe, giai đoạn ung thư, mức độ đáp ứng điều trị và mong muốn của người bệnh … bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Bệnh ung thư buồng trứng có thể điều trị được không?
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh như:
2.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được bác sĩ ưu tiên lựa chọn cho người bệnh ung thư buồng trứng. Phẫu thuật có thể giúp xác định chính xác ung thư buồng trứng đang ở giai đoạn nào.
Đặc biệt trong quá trình bác sĩ tiến hành phẫu thuật có thể kết hợp kiểm tra tình trạng khối u, sức khỏe buồng trứng và các tổn thương hiện có trong ổ bụng.
2.2. Hóa trị
Sau phẫu thuật, các tế bào ung thư có thể còn sót lại bên trong buồng trứng hoặc đã lan ra và chưa được cắt bỏ hoàn toàn. Lúc này, bác sĩ có thể sử dụng thêm phương pháp hóa trị ung thư để tiêu diệt các tế bào còn sót lại.
Hóa chất dùng để hóa trị ung thư sẽ tác động lên cả tế bào bất thường lẫn tế bào ung thư dẫn đến có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau. Tùy theo loại thuốc dùng để hóa trị, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ khác nhau như nôn, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu hoặc có cảm giác kim châm ở bàn chân, bàn tay, da sạm …
Khi xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần thông báo đến bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị cụ thể.
2.3. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Vì thế, xạ trị cũng tác động đến cả tế bào bình thường lẫn tế bào ung thư và gây ra tác dụng phụ.
Tùy theo liều lượng phóng xạ cũng như phần cơ thể bị chiếu xạ, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như chán ăn, mệt mỏi, nôn, buồn nôn, tiểu tiện khó, tiêu chảy hay thay đổi da vùng bụng …
Đặc biệt có thể gây tắc ruột và đau bụng khi thực hiện xạ trị trong phúc mạc.
2.4. Liệu pháp điều trị đích
Liệu pháp điều trị đích sẽ tấn công và ngăn chặn các protein chuyên biệt hoặc gen được tìm thấy ở tế bào ung thư hay ở các tế bào có liên quan đến sự hình thành và phát triển của khối u.
Tùy vào loại thuốc sử dụng và phản ứng của cơ thể với thuốc, liệu pháp điều trị đích có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như tiêu chảy, mệt mỏi, huyết áp tăng, viêm da, suy tim, viêm niêm mạc, chậm lành vết thương …
Số ít trường hợp tác dụng phụ của liệu pháp điều trị đích gây thủng thành thực quản, dạ dày, ruột … Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ này có thể biến mất sau khi người bệnh hoàn thành điều trị.
2.5. Điều trị miễn dịch
Điều trị miễn dịch hứa hẹn là hướng điều trị mới, có nhiều tiến bộ, đem lại nhiều kết quả khả quan.
2.6. Điều trị bảo tồn khả năng sinh sản
Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể khiến cơ quan sinh sản của phụ nữ bị tổn thương khiến chị em bị giảm hoặc mất khả năng mang thai sau khi điều trị ung thư buồng trứng.
Vì thế, trước khi điều trị ung thư buồng trứng, chị em nên tư vấn bác sĩ về mong muốn mang thai trong tương lai để được hướng dẫn điều trị bằng phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản.

Có thể điều trị ung thư buồng trứng bằng phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản
Sau điều trị ung thư buồng trứng, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát bệnh trong 2 năm sau điều trị. Vì thế, người bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau điều trị để duy trì sức khỏe và hạn chế nguy cơ tái mắc bệnh.
3. Tầm soát ung thư buồng trừng tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
Bệnh ung thư buồng trứng tuy nguy hiểm nhưng tỷ lệ chữa khỏi bệnh có thể cao trên 90% nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu.
Đặc biệt, người bệnh trẻ tuổi cũng có tiên lượng điều trị cao hơn do sức khỏe, hệ miễn dịch và khả năng đáp ứng điều trị tốt hơn.
Vì thế, mỗi người nên chủ động tầm soát ung thư tổng quát định kỳ tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 để:
- Phát hiện thương tổn tiền ung thư có thể phát triển thành ung thư.
- Phát hiện các dấu hiệu ung thư ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng.
- Lên kế hoạch điều trị sớm, giúp nâng cao hiệu quả điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
- Được tư vấn và điều trị bởi các Bác sĩ đầu ngành đến từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
- Được thăm khám bởi dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế điều trị hiện đại tương đương bệnh viện lớn.
- Bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ, ước mơ được làm mẹ và kéo dài tuổi thọ.