Polyp đại tràng là tình trạng khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, một số loại polyp lại tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Việc tầm soát và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa và phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng. Cùng Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân gây Polyp đại tràng
Polyp đại tràng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo một số nghiên cứu ghi nhận có sự đột biến ở một số gen có thể khiến tế bào tiếp tục phân chia ngay cả khi không cần thêm những tế bào mới.
Chính sự tăng trưởng bất thường này ở đại trực tràng có thể dẫn đến hình thành polyp và vì thế, polyp có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trong đại tràng.

Polyp đại tràng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
Những yếu tố thường gặp góp phần hình thành polyp đại tràng có mối liên quan đến tuổi tác, lối sống, yếu tố di truyền và gia đình, cụ thể như:
- Độ tuổi cao từ 50 tuổi trở lên.
- Nam giới dường như có tỷ lệ mắc polyp đại tràng cao hơn nữ giới.
- Tiền sử gia đình có anh chị em ruột, cha mẹ mắc polyp hoặc bệnh ung thư đại tràng.
- Người có thói quen hút thuốc, uống rượu bia quá mức có nguy cơ mắc polyp đại tràng cao hơn
- Người bị béo phì, thừa cân, thói quen lười vận động và chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo.
Trong các yếu tố nguy cơ trên, người có lối sống không khoa học như chế độ ăn nhiều thịt đỏ, nhiều chất béo, ít chất xơ và thường xuyên hút thuốc lá, không kiểm soát cân nặng, bị béo phì, thừa cân … dễ mắc polyp đại tràng hơn.
Ung thư đại tràng là bệnh lý hiếm gặp trước tuổi 40 và có khoảng 90% trường hợp xảy ra sau độ tuổi 50. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo người từ 50 tuổi trở lên nên khám tầm soát ung thư đại tràng.
Tuy nhiên theo một số quan điểm, polyp và bệnh ung thư đại tràng có tính chất gia đình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Nhiều người mắc polyp hoặc ung thư đại tràng có tiền sử anh chị em ruột, cha mẹ hoặc con cái bị bệnh này.
Vì thế, khi có nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh, nguy cơ bạn mắc bệnh lý này cũng có thể cao hơn rất nhiều.
2. Triệu chứng của Polyp đại tràng
Ở giai đoạn đầu của polyp đại tràng thường không biểu hiện các triệu chứng và chỉ có thể phát hiện bệnh lý này khi người bệnh khám một bệnh khác, tình cờ phát hiện hoặc thông qua việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ có nội soi đại tràng.
Tuy nhiên, người bị polyp đại tràng vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng như
- Đau quặn bụng.
- Đi ngoài ra máu. Đây là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác, nguyên nhân có thể do xuất huyết âm thầm trong trực tràng.
- Đi ngoài nhiều lần, rối loạn phân với màu sắc thay đổi.
Khi polyp đại tràng phát triển lớn hơn có thể gây biến chứng tắc hẹp đại tràng khiến người bệnh khó đi ngoài hoặc có thể sờ thấy khối bất thường ở trên bụng.
Khi người bệnh đi ngoài ra máu (hiện tượng phân nhầy máu cá) thì có thể bệnh polyp đại tràng đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng.

Có thể phát hiện polyp đại tràng thông qua khám sức khỏe tổng quát định kỳ
3. Cách chẩn đoán Polyp đại tràng
Để tìm ra polyp đại tràng trước khi chúng phát triển thành ung thư thì các xét nghiệm kiểm tra sàng lọc rất quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán polyp đại tràng có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh như:
- Nội soi đại tràng: Khi tìm thấy polyp trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể thu thâp mẫu mô sinh thiết để kiểm tra hoặc trực tiếp loại bỏ ngay lúc đó. Có thể nói nội soi đại tràng là tiêu chuẩn vàng giúp phát hiện hiệu quả polyp đại tràng với độ nhạy lên đến 90%.
- Chụp X-quang ở đại tràng: Bác sĩ có thể sử dụng tia X đặc biệt để dễ dàng chụp ảnh đại tràng và xác định được vị trí polyp.
- Soi đại tràng Sigma: Đây là phương pháp chẩn đoán tương tự kỹ thuật nội soi đại tràng nhưng chỉ được áp dụng để quan sát đại tràng dưới và trực tràng.
- Chụp CT scan đại tràng: Để tạo ra hình ảnh của trực tràng và đại tràng, chụp CT scan (cắt lớp vi tính) được áp dụng có thể hiển thị các mô sưng, loét, khối và polyp.
- Xét nghiệm phân: Để tìm bằng chứng về polyp hoặc bệnh ung thư đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm phân, giúp kiểm tra máu ẩn hoặc đánh giá DNA có trong phân.
4. Điều trị Polyp đại tràng
Dưới đây là các phương pháp điều trị polyp đại tràng có thể được bác sĩ chỉ định như:
- Cắt bỏ polyp đại tràng ngay khi phát hiện: Phần lớn các trường hợp có thể được bác sĩ loại bỏ bằng cách thực hiện một vòng thắt cắt polyp hoặc sinh thiết.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu: Khi polyp quá lớn hoặc không thể an toàn cắt bỏ trong khi tầm soát, bác sĩ thường áp dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để cắt bỏ qua nội soi hoặc cắt qua ngã hậu môn TEO.
- Cắt trực tràng và đại trực tràng: Khi có hội chứng di truyền hiếm gặp, bác sĩ có thể cần phẫu thuật để loại bỏ đại trực tràng.
Cắt polyp trong quá trình nội soi đại tràng là tiến trình ngoại trú thường quy. Biến chứng cũng có thể xảy ra sau khi cắt nhưng không phổ biến, ví dụ như xuất huyết từ vị trí cắt và thủng đại tràng (tỉ lệ xảy ra biến chứng khoảng 0.1%).
Xuất huyết từ chỗ cắt có thể xảy ra ngay trong quá trình thực hiện hoặc vài ngày sau đó nhưng xuất huyết dai dẳng hầu như có thể cầm được trong tiến trình cắt nhưng đối với thủng đại tràng thì cần phải tiến hành thêm phẫu thuật.
Khi có polyp răng cưa hoặc polyp tuyến, người bệnh có thể có nguy cơ cao mắc bệnh lý ung thư đại tràng. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ có thể phụ thuộc vào số lượng, kích thước và đặc điểm của các polyp tuyến đã được cắt bỏ.

Có thể loại bỏ polyp đại tràng trong quá trình nội soi tiêu hóa ống mềm
Người bị polyp tuyến thường có nguy cơ cao tái phát bệnh. Sau 3 năm từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu tiên, khả năng tái phát có thể từ 25 – 30%. Một số polyp có thể đã xuất hiện trong lần nội soi trước đó nhưng có thể bị bỏ sót do kích thước quá nhỏ không thể phát hiện.
Các trường hợp polyp khác có thể hình thành sau này. Vì thế, sau khi cắt bỏ polyp, người bệnh nên nội soi đại tràng định kỳ sau 3 đến 5 năm.
5. Cắt Polyp đại tràng bằng cách sử dụng ống nội soi mềm
Một số ưu điểm của việc sử dụng nội soi ống mềm để cắt polyp như:
- Tránh phải phẫu thuật mở: Đây là một kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực tiêu hóa, giúp bệnh nhân không phải trải qua những khó khăn của một ca phẫu thuật lớn. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát tổn thương rõ hơn và thực hiện can thiệp hiệu quả hơn cho người bệnh.
- Giảm đau sau thủ thuật, thời gian nằm viện ngắn, chi phí điều trị thấp, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Phần lớn các trường hợp, người bệnh có thể quay lại sinh hoạt bình thường trong ngày.
Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 đã được đầu tư hệ thống các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến hỗ trợ tối đa nội soi polyp tiêu hóa. Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và luôn được thúc đẩy để thực hiện nghiên cứu khoa học, nâng cao tay nghề.
Liên hệ ngay 1900 6923 để được tư vấn đặt lịch nội soi đại tràng không đau, nhanh chóng, không cần xếp hàng lấy số.