CHỤP CT CÓ HẠI KHÔNG? CHỤP CT Ở ĐÂU TỐT?

Chụp CT có hại không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi được bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật này. Dù là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp phát hiện tổn thương bên trong cơ thể một cách chính xác, nhưng chụp CT sử dụng tia X – điều khiến không ít người lo ngại về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy chụp CT có thật sự gây hại? Bao lâu nên chụp một lần và cần lưu ý gì trước khi thực hiện? Cùng Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Chụp CT là gì?

Chụp CT (hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng bức xạ tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể.

Khác với phương pháp chụp X-quang thông thường chỉ cung cấp hình ảnh 2 chiều, chụp CT có thể cung cấp hình ảnh 3 chiều hiện đại hơn giúp bác sĩ có thể quan sát rõ ràng hơn về các cơ quan bên trong cơ thể.

Chụp CT hoạt động dựa trên sự kết hợp của một loạt hình ảnh X-quang từ nhiều góc khác nhau xung quanh cơ thể. Sau đó, máy tính sẽ xử lý các hình ảnh này để tạo thành hình ảnh cắt ngang của khu vực đang cần tiến hành khảo sát.

Chụp CT sử dụng bức xạ tia X tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể

Qua đó, kết quả thu được sẽ cho thấy rõ nét hình ảnh và các chi tiết của cơ thể giúp bác sĩ đánh giá và chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý, tình trạng sức khỏe khác nhau.

Chụp CT có thể được ứng dụng trong việc khảo sát các bộ phận trên cơ thể như ngực, cột sống, bụng, não … hay thậm chí là toàn bộ cơ thể.

Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá kích thước, đặc điểm và xác định vị trí của các tình trạng bệnh lý liên quan như sự chảy máu, khối u, nhiễm trùng, chấn thương hay nhiều vấn đề khác.

2. Chụp CT có hại không?

2.1. Nên chụp CT hay không?

Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng bức xạ ion hóa. Đây là loại bức xạ có thể xuyên qua cơ thể và tạo thành hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong cơ thể. Khi tiếp xúc với bức xạ ion hóa, cơ thể có thể bị gây hại nếu tiếp xúc thường xuyên hoặc tiếp xúc lượng bức xạ quá cao.

Vì thế, nhiều người bệnh có thể lo ngại đến tác hại của chụp CT scan. Tuy nhiên, trong quá trình bác sĩ chụp CT cho người bệnh, lượng bức xạ người bệnh tiếp xúc sẽ được kỹ thuật viên hoặc bác sĩ điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ, an toàn.

Bác sĩ sẽ cân nhắc tính an toàn khi chỉ định người bệnh tiến hành chụp CT để đảm bảo theo khuyến cáo khoảng cách giữa các lần chụp không quá ngắn.

Đồng thời, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ kiểm soát lượng bức xạ ở mức thấp nhất trong quá trình chụp CT đảm bảo an toàn sức khỏe người bệnh.

2.2. Chụp CT ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Nguy cơ mắc một số bệnh lý có thể tăng lên khi người bệnh tiếp xúc quá nhiều với lượng bức xạ trong quá trình chụp CT.

Tuy nhiên, khi so sánh nguy cơ gặp phải rủi ro khi chụp CT với lợi ích trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này mang lại là không đáng kể.

Đối với thai phụ khi tiếp xúc với lượng bức xạ trong quá trình chụp CT có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi, đồng thời, tăng nguy cơ gặp phải vấn đề dị tật thai nhi hay ung thư …

Chụp CT có hại không?

Tuy nhiên, trong thai kỳ nếu chỉ chụp CT với tần suất ít từ 1 đến 2 lần thì hầu như rủi ro này xảy ra rất hiếm. Tốt nhất, trước khi chụp CT, chị em phụ nữ nên thông báo đến bác sĩ nếu bản thân đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh hoặc thay đổi sang kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng khác phù hợp và an toàn hơn cho người bệnh.

2.3. Có nên chụp CT nhiều lần không?

Trong thời gian ngắn khi người bệnh chụp CT quá nhiều lần có thể khiến cơ thể tiếp xúc với lượng bức xạ nhiều hơn, tiềm ẩn nguy cơ cao hơn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, người bệnh chỉ nên chụp CT khi có chỉ định của bác sĩ hoặc khi thật sự cần thiết.

Đồng thời, trước khi chụp, người bệnh nên thông báo với bác sĩ nếu đã từng chụp CT trong khoảng 6 tháng gần đây để bác sĩ cân nhắc đưa ra quyết định chụp CT có ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh hay không, nếu không phù hợp, bác sĩ có thể chỉ định thay đổi biện pháp chẩn đoán bệnh lý khác an toàn hơn cho người bệnh.

3. Nên chụp CT cản quang hay không?

3.1. Chụp CT cản quang để làm gì?

Chụp CT cản quang là kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính mà trong quá trình chụp, bác sĩ sẽ tiêm cho người bệnh một loại thuốc có tính chất cản quang. Nhờ đó, các bộ phận bên trong cơ thể khi “bắt” thuốc có thể hiện ra rõ nét và chi tiết về cấu trúc trên phim chụp CT.

Khi so sánh với chụp CT không tiêm thuốc cản quang hay chụp X-quang truyền thống, hình ảnh chụp CT cản quang có thể hỗ trợ bác sĩ xác định rõ ràng hơn các tổn thương, viêm nhiễm, khối u và nhiều vấn đề bất thường khác.

Vì thế, chụp CT cản quang có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác và nhanh chóng hơn trong các trường hợp cần thiết.

3.2. Chụp CT cản quang có hại không?

Người bệnh có thể gặp phải các phản ứng không mong muốn hay bị dị ứng với chất/ thuốc cản quang trong quá trình chụp CT. Thông thường, tỷ lệ người bệnh ngay lập tức phản ứng với thuốc cản quang sau khi chụp cắt lớp vi tính là 3% (phản ứng nhẹ) và 0.01 – 0.04% (phản ứng mức độ nặng).

Tương tự chụp CT thông thường, trước khi chụp CT cản quang, mẹ bầu hoặc phụ nữ nghi ngờ mang thai cần thông báo đến bác sĩ trước khi chụp CT cản quang, tránh sự ảnh hưởng của bức xạ đến sự phát triển của thai nhi.

3.3. Lưu ý khi chụp CT cản quang

Một số kỹ thuật chụp CT có sử dụng chất cản quang như chụp CT ruột non, dạ dày, hệ tiết niệu, người bệnh có thể phải nhịn ăn uống từ 4 đến 6 giờ trước khi tiến hành chụp.

Tùy theo tình trạng sức khỏe và yêu cầu cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định chụp CT dùng thuốc / chất cản quang sau khi đánh giá rủi ro tiềm ẩn từ bức xạ và lợi ích khi thực hiện kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý này.

4. Chụp CT ở đâu tốt?

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để chụp CT, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 là sự lựa chọn đáng tin cậy.

Phòng khám đã được trang bị máy CT Scanner 128 lát cắt của GE (Mỹ) - được biết đến với công nghệ tiên tiến và hiệu suất cao. Với tốc độ quét nhanh, máy giúp rút ngắn thời gian chụp mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh vượt trội.

Máy chụp CT 128 lát cắt được sử dụng tại Phòng khám BVĐH Y Dược 1

Các lát cắt mỏng tái tạo hình ảnh 2D hoặc 3D rõ nét, hỗ trợ tối đa cho bác sĩ trong việc phân tích và chẩn đoán chính xác. Đây là một công cụ quan trọng hỗ trợ phát hiện sớm các bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Đến với Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ, độ chính xác trong chẩn đoán và sự tận tình trong chăm sóc sức khỏe.

Liên hệ 1900 6923 để được hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng.