Tin tức
Sau khi khỏi bệnh COVID-19, nhiều người vẫn bị ho một thời gian dài sau đó. Nguyên nhân gây ho có thể là do cơ thể đào thải chất tiết, do kích thích trung khu thần kinh đường hô hấp, do có cơ địa dị ứng hoặc bị hen. Cuối cùng có thể là do người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản (có thể do sử dụng nhiều thuốc tây hoặc tình trạng stress) gây ho.
Chuyên khoa nội thần kinh chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, các tình trạng cấp tính như đột quỵ hoặc các tình trạng mạn tính như động kinh, sa sút trí tuệ. Các bệnh này có thể gây ra nhiều triệu chứng, ví dụ như tê liệt tay chân, chóng mặt, khó nói, yếu cơ, mất cảm giác, mất trí nhớ hoặc lú lẫn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh phổi kéo dài, thường gặp ở người trên 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Những người hút thuốc lá, thuốc lào và tiếp xúc thường xuyên với ô nhiễm không khí có nguy cơ phát triển COPD.
Các triệu chứng của COPD thường không xuất hiện cho đến khi có tổn thương phổi đáng kể. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào mức độ tổn thương phổi. 
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi hay xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) là một xét nghiệm máu thường quy được sử dụng rất nhiều trong y khoa để đo các thành phần và đặc điểm của máu, bao gồm tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Xét nghiệm này giúp phát hiện bất thường về tế bào máu, đánh giá tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng và rối loạn đông máu.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là một tình trạng rất hiếm gặp, trong đó các bộ phận khác nhau của cơ thể như tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc cơ quan tiêu hóa bị viêm. MIS-C là một tình trạng nghiêm trọng nhưng có phục hồi nhanh chóng nếu được điều trị sớm.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thường được gọi là COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là tình trạng giới hạn đường thở hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các hạt hoặc khí độc, kèm theo sự phát triển bất thường của phổi và bệnh đồng mắc làm tăng tàn phế và tử vong. 
Nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng một ống soi mềm có gắn đèn và camera để quan sát hình ảnh bên trong đường tiêu hóa. Đối với nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng tiến hành qua đường miệng hoặc mũi đi qua cổ họng đến tá tràng; còn nội soi đại tràng – trực tràng được tiến hành qua đường hậu môn tới manh tràng.