NGƯNG THỞ KHI NGỦ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng giấc ngủ bị rối loạn thường gây ra tình trạng thường xuyên ngưng thở trong khi ngủ. Phần lớn người bị ngưng thở khi ngủ có các triệu chứng như ngáy to và buồn ngủ vào ban ngày.

 

 

1. Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ

Dưới đây là một số nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp khác nhau giữa ngưng thở khi ngủ trung ương và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

1.1. Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)

Ở người bị ngưng thở khi ngủ nguyên nhân do tắc nghẽn, các cơ quan phía sau cổ họng sẽ thư giãn trong khi ngủ dẫn đến thu hẹp không gian luồng khí đi qua.


Ngưng thở khi ngủ có liên quan đến tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp

Lúc này khi đường thở thu hẹp dẫn đến bị tắc nghẽn, cơ thể không nhận đủ oxy có thể dẫn đến sự thức tỉnh toàn bộ hoặc một phần của não để khôi phục luồng không khí. Vì thế, sự gián đoạn hô hấp thường xảy ra lặp đi lặp lại trong lúc ngủ.

1.2. Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA)

Cách não giao tiếp với các cơ quan chịu trách nhiệm hô hấp gặp vấn đề gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ trung ương. Đối với người bị CSA, thân não (một phần của bộ não) không nhận biết đúng mức carbon dioxide bên trong cơ thể khi ngủ dẫn đến các đợt thở lặp đi lặp lại nông hơn và chậm hơn mức cần thiết.

 

2. Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ

Triệu chứng ngưng thở khi ngủ có mối liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ vào ban ngày và nhịp thở bất thường vào ban đêm, cụ thể như sau:

2.1. Triệu chứng thường gặp của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

- Ngủ ngày quá nhiều và khô miệng khi thức dậy.

- Tiểu đêm, ngủ không yên giấc, hay thức giấc giữa đêm.

- Giảm tập trung.

- Nhức đầu vào buổi sáng và có thể kéo dài đến vài giờ sau khi thức dậy.

- Ngáy to thường được ngắt quãng bởi tiếng nghẹt thở hoặc thở hổn hển.

Người có các triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể không được nhận biết sớm. Đôi khi, tiếng ngáy và tiếng thở bất thường của người bệnh chỉ có thể được chú ý sau khi họ được người ngủ cạnh quan sát thấy.

Tuy nhiên nhiều triệu chứng của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng có thể gây ra bởi các vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, người bệnh không nên tự chẩn đoán tình trạng này khi chỉ dựa vào các triệu chứng mà nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được kiểm tra chính xác.

2.2. Triệu chứng thường gặp của chứng ngưng thở khi ngủ trung ương

- Ngủ ngày quá nhiều hoặc thường xuyên thức giấc vào ban đêm.

- Đau ngực vào ban đêm hoặc khó thở đột ngột.

- Nhức đầu vào buổi sáng sau khi thức dậy.

- Khó tập trung.

Người có các triệu chứng ngưng thở trung ương có thể không được nhận biết sớm. Đôi khi, tiếng thở bất thường của người bệnh chỉ có thể được chú ý sau khi họ được người ngủ cạnh quan sát thấy.


Người bị ngưng thở khi ngủ trung ương thường xuyên thức giấc vào ban đêm

3. Cách chẩn đoán ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hay ngưng thở khi ngủ trung ương cần được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc chuyên gia về y học giấc ngủ.

Dưới đây là một số bước trong quy trình chẩn đoán bác sĩ có thể chỉ định cho người bị ngưng thở khi ngủ thực hiện như:

3.1. Khai thác tiềm căn và thăm khám

Bác sĩ có thể bắt đầu kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ bằng cách xem xét các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

3.2. Nghiệm pháp đa ký giấc ngủ

Để chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ trung ương hoặc do tắc nghẽn thì nghiệm pháp về giấc ngủ mang ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là nghiệm pháp đa ký giấc ngủ được ứng dụng rộng rãi.

Trong quá trình đo đa ký giấc ngủ, bác sĩ sẽ sử dụng nhiều cảm biến để theo dõi nhịp tim, nồng độ oxy, sự thức giấc, giai đoạn ngủ cũng như chuyển động của cơ và các khía cạnh khác của giấc ngủ.

Qua đó, bác sĩ có thể xác định sự bất thường của hơi thở (nếu có) và phân biệt giữa ngưng thở khi ngủ trung ương và do tắc nghẽn.

 

4. Phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ

Thông thường, việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ sẽ tập trung vào việc cải thiện giấc ngủ và giảm vấn đề gián đoạn hô hấp. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định cách tiếp cận điều trị khác nhau giữa ngưng thở khi ngủ trung ương và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, chẳng hạn như:

4.1. Cách điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

- Liệu pháp PAP: Đây là cách điều trị cho phần lớn trường hợp người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bằng cách giữ cho đường thở luôn mở với không khí có áp suất được bơm từ máy qua vòi và mặt nạ đeo trên mặt. Người bệnh chỉ thực hiện liệu pháp PAP theo chỉ định của bác sĩ.

- Một số dụng cụ cố định lưỡi hoặc hàm: Một số thiết bị đặc biệt có thể hỗ trợ giữ lưỡi và hàm ở vị trí không áp lực lên khí quản ở các trường hợp ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và xảy ra khi các mô mềm ở đầu hoặc cổ đè xuống khí quản. Tuy dụng cụ này không cải thiện khả năng thở nhiều nhưng có thể làm giảm triệu chứng ngáy của người bệnh.

- Phẫu thuật: Khi người bệnh có mô làm tắc nghẽn đường thở thì phẫu thuật loại bỏ mô trong cổ họng để mở rộng đường thở là lựa chọn điều trị hiệu quả. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cấy ghép thiết bị đặc biệt cho người bệnh để kích thích dây thần kinh giúp kiểm soát hơi thở.

- Các yếu tố hỗ trợ điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Người bệnh nên thay đổi lối sống hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bằng cách thường xuyên tập thể dục giúp giảm cân, kiêng rượu bia, thuốc lá, tránh nằm ngửa và thay đổi tư thế ngủ.


Người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nên thường xuyên tập thể dục hỗ trợ kiểm soát triệu chứng

4.2. Cách điều trị chứng ngưng thở khi ngủ trung ương

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ trung ương thường tập trung vào mục tiêu giải quyết các nguyên nhân gây ra tình trạng thở bất thường. Nếu tình trạng gián đoạn giấc ngủ ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nguyên nhân cơ bản.

Tuy nhiên khi các triệu chứng ngưng thở khi ngủ trung ương nghiêm trọng hoặc kéo dài dai dẳng, người bệnh có thể cần được điều trị bổ sung theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện hơi thở bằng cách sử dụng thiết bị PAP để thúc đẩy hơi thở ổn định hơn khi ngủ.

Ngoài ra, điều trị chứng ngưng thở khi ngủ trung ương bao gồm các liệu pháp bổ sung oxy hoặc sử dụng thuốc có thể tăng tốc độ thở của người bệnh.

 

5. Điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ ở đâu tốt?

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 tự hào cung cấp dịch vụ khám và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ - một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 là một trong những chuyên gia hàng đầu về hô hấp và rối loạn giấc ngủ, mang đến những giải pháp điều trị hiệu quả và phù hợp cho từng người bệnh.

Đo đa ký giấc ngủ là kỹ thuật yêu cầu thiết bị tốn kém, khó sử dụng rộng rãi nên không phải cơ sở y tế nào cũng trang bị thiết bị này, đa phần chỉ những bệnh viện tuyến trên mới có.

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 là một trong những đơn vị hô hấp được trang bị máy đa ký giấc ngủ hiện đại. Phòng đo đa ký giấc ngủ nằm riêng biệt, được trang bị giường ngủ êm ái, đèn ánh sáng nhẹ, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Ngoài ra, phòng khám còn trang bị thêm giường phụ cho người thân đi cùng.

Liên hệ 1900 6923 để đặt lịch khám cùng chuyên gia nhanh chóng, không cần xếp hàng lấy số.