KHI NÀO CẦN NỘI SOI ĐẠI TRÀNG? DẤU HIỆU CẢNH BÁO BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Khi nào cần nội soi đại tràng là câu hỏi quan trọng giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa. Phương pháp nội soi đại tràng hiện đại hỗ trợ phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, polyp, trĩ… Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ các dấu hiệu, thời điểm cần thiết và cách chuẩn bị trước khi nội soi. Cùng Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 tìm hiểu chi tiết!


1. Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật thăm khám chuyên sâu trong lĩnh vực tiêu hóa, cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp bề mặt niêm mạc bên trong của toàn bộ đại tràng.

Trong quá trình này, một ống nội soi mềm với đầu ống được trang bị camera độ phân giải cao và nguồn sáng – sẽ được bác sĩ nhẹ nhàng đưa vào qua đường hậu môn, đi dọc theo khung đại tràng cho đến manh tràng, nơi tiếp giáp với ruột non. 

Hình ảnh thu được sẽ được truyền trực tiếp lên màn hình, giúp bác sĩ phát hiện chính xác các tổn thương, bất thường như viêm loét, polyp, khối u hay các dấu hiệu sớm của ung thư.

Nội soi đại tràng giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh lý tiêu hóa

Đây là phương pháp không chỉ có giá trị trong chẩn đoán mà còn giúp thực hiện các can thiệp điều trị như cắt polyp hoặc lấy mẫu sinh thiết khi cần thiết.

Nội soi đại tràng được đánh giá là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp phát hiện sớm bệnh lý tiêu hóa – đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ ung thư đại trực tràng ngày càng gia tăng.

 

2. Khi nào cần nội soi đại tràng?

Dưới đây là một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện nội soi đại tràng:

2.1. Các triệu chứng và yếu tố bệnh lý có thể cần chỉ định nội soi đại tràng

Không phải tất cả bệnh nhân khi đến khám tiêu hóa đều cần phải thực hiện nội soi đại tràng. Tuy nhiên, phương pháp này thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

 - Đau bụng kéo dài: Đặc biệt khi người bệnh có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn ở vùng bụng dưới rốn.

 - Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, phân có lẫn máu, chất nhầy hoặc màu đen bất thường.

 - Tiền sử bệnh lý: Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến đại tràng hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng.

 - Tầm soát ung thư đại trực tràng: Ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng, những người từ 30 tuổi trở lên nên thực hiện nội soi đại tràng định kỳ để phát hiện sớm ung thư đại tràng.

Người từ 30 tuổi trở lên nên nội soi đại tràng định kỳ để tầm soát ung thư đại tràng

2.2. Nội soi đại tràng không chỉ để chẩn đoán

Ngoài việc dùng để chẩn đoán và tầm soát bệnh lý như ung thư đại tràng, trĩ, nhiễm ký sinh trùng, dị vật... Nội soi đại tràng còn có nhiều ứng dụng điều trị. Các chỉ định điều trị có thể bao gồm:

Cắt Polyp đại tràng: Polyp có thể được phát hiện và loại bỏ ngay trong quá trình nội soi, giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

- Cầm máu: Nội soi có thể giúp kiểm soát và cầm máu đối với các tổn thương trong đại tràng, như chảy máu sau khi cắt polyp

- Điều trị các tổn thương hẹp đại tràng: Bao gồm việc nong rộng các đoạn hẹp hoặc đặt ống thông (stent) trong các trường hợp do ung thư, tia xạ hay viêm mạn tính.

Tùy vào tình trạng sức khỏe và đánh giá của bác sĩ, việc bệnh nhân có được chỉ định thực hiện nội soi đại tràng hay không sẽ được quyết định dựa trên các yếu tố cụ thể liên quan đến triệu chứng và tiền sử bệnh lý của người bệnh.

 

3. Các phương pháp nội soi đại tràng

Hiện nay, có hai phương pháp nội soi đại tràng phổ biến được áp dụng rộng rãi là nội soi thông thường và nội soi có gây mê.

3.1. Nội soi đại tràng thông thường không gây mê

Đây là phương pháp nội soi truyền thống, đang được triển khai tại hầu hết các cơ sở y tế. Trong suốt quá trình thực hiện, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo và có thể cảm nhận được các thao tác của bác sĩ.

Ưu điểm:

- Chi phí thực hiện thấp hơn so với nội soi có gây mê.

 - Hạn chế được các nguy cơ liên quan đến thuốc mê như dị ứng hay sốc phản vệ.

 - Sau nội soi, người bệnh tỉnh táo ngay, không mất thời gian hồi phục.

 Hạn chế:

 - Gây cảm giác khó chịu do phải đưa ống nội soi qua hậu môn.

 - Khi bơm hơi để làm căng đại tràng, người bệnh có thể cảm thấy đầy hơi, muốn đi ngoài dù không có phân.

- Một số trường hợp, đặc biệt là trẻ em hoặc người có ngưỡng chịu đau thấp, có thể phản ứng bằng cách cử động mạnh dẫn đến khó khăn cho bác sĩ thực hiện nội soi và tiềm

ẩn nguy cơ có thể gây tổn thương niêm mạc đại tràng.

 

3.2. Nội soi đại tràng tiền mê (Nội soi không đau)

Với phương pháp nội soi đại tràng tiền mê, người bệnh sẽ được bác sĩ tiêm thuốc gây mê tĩnh mạch trước khi nội soi. Bác sĩ sẽ tính toán chính xác liều lượng để đảm bảo hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện, đồng thời giúp bệnh nhân tỉnh táo nhanh chóng sau đó.

Ưu điểm:

- Người bệnh sẽ không cảm nhận bất kỳ khó chịu nào trong quá trình nội soi, kể cả cảm giác muốn đi vệ sinh.

- Trạng thái gây mê giúp bệnh nhân không bị kích thích, từ đó bác sĩ thực hiện thủ thuật thuận lợi hơn.

Hạn chế:

- Chi phí nội soi đại tràng tiền mê có thể cao hơn so với nội soi không gây mê thông thường.

- Mặc dù hiếm, vẫn có nguy cơ xảy ra phản ứng phụ do thuốc mê như dị ứng, sốc phản vệ hoặc các biến chứng khác liên quan đến gây mê.

 

4. Nội soi đại tràng không đau tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

Nội soi đại tràng có gây đau không? Đây là thắc mắc phổ biến của nhiều người trước khi thực hiện thủ thuật này. Trên thực tế, phần lớn bệnh nhân không cảm thấy đau mà chỉ có cảm giác căng tức nhẹ ở vùng bụng trong quá trình nội soi.

Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này có thể không giống nhau tùy vào ngưỡng chịu đau của từng người.

Với những bệnh nhân có ngưỡng chịu đau thấp hoặc nhạy cảm, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng tiền mê để giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn. Khi đó, người bệnh sẽ vào trạng thái ngủ trong suốt quá trình nội soi và hoàn toàn không cảm nhận được bất kỳ khó chịu nào.

Phương pháp nội soi đại tràng không đau này hiện được đánh giá là đơn giản, an toàn và hiệu quả. Không chỉ giúp nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán bệnh lý, nội soi không đau còn mang đến sự thoải mái tối đa cho người bệnh trong suốt thời gian thực hiện thủ thuật.

Nội soi đại tràng không đau là dịch vụ thế mạnh tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

 

Nội soi đại tràng không đau - Thế mạnh nổi bật tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 được đánh giá cao trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa với đội ngũ bác sĩ chuyên môn vững vàng, nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa.

Cùng với đó là hệ thống thiết bị nội soi tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại giúp phát hiện chính xác các tổn thương dù rất nhỏ, góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và can thiệp sớm các bệnh lý tại đại trực tràng như viêm loét, polyp, thậm chí ung thư giai đoạn đầu.

Trước khi tiến hành nội soi, người bệnh sẽ được thăm khám kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng sức khỏe, đồng thời tư vấn phương pháp nội soi phù hợp – bao gồm cả nội soi thường (không gây mê) và nội soi không đau (gây mê tĩnh mạch).

Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ dựa trên nhu cầu, khả năng chịu đau, cũng như tình trạng cụ thể của từng người.

Dù lựa chọn hình thức nào, quy trình nội soi đại tràng tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 đều đảm bảo yếu tố an toàn, chính xác và hạn chế tối đa khó chịu cho người bệnh.

Đặc biệt với sự hỗ trợ từ công nghệ hình ảnh sắc nét và khả năng xử lý ngay trong quá trình nội soi (ví dụ như cắt polyp hoặc sinh thiết) giúp người bệnh tiết kiệm thời gian và tăng khả năng điều trị sớm.

Liên hệ ngay 1900 6923 để được hỗ trợ đặt lịch nội soi đại tràng không đau tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1.