CHỤP X-QUANG CÓ GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE KHÔNG?

Chụp X-quang là kỹ thuật hiện đại giúp phát hiện và chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau trên cơ thể. Không thể phủ nhận tính hữu ích của chụp X-quang nhưng liệu X-quang có gây hại cho sức khỏe người bệnh không?

 

1. Chụp X-quang để làm gì?

Máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X với bức xạ năng lượng cao. Trong quá trình chụp X-quang chẩn đoán bệnh, các tia X sẽ xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch bên trong cơ thể.

Đốivới các mô đặc như xương thì tia X khó xuyên qua nhưng đối với các bộ phận cơ thể, các mô có độ đậm thấp hơn thì tia X có thể dễ dàng xuyên qua.

Chụp X-quang có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý

Nhờ vào kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp X-quang, các kỹ thuật viên có thể thu thập được hình ảnh các cơ quan trong cơ thể người bệnh. Qua đó, bác sĩ dựa trên kết quả thu được để đưa ra chẩn đoán bệnh lý chính xác.

Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh ngồi, nằm hoặc đứng tùy theo vị trí cần chụp X-quang. Đặc biệt trong quá trình chụp X-quang phổi, người bệnh có thể phải nín thở vài phút để thu thập được ảnh chụp rõ nét nhất.

Chụp X-quang là chỉ định phổ biến trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ phát hiện nhiều bệnh lý như bệnh tim mạch, bệnh xương khớp, hô hấp … Dưới đây là một số trường hợp người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định chụp X-quang như:

- Cần kiểm tra một hay nhiều bộ phận trên cơ thể mà người bệnh đang cảm thấy khó chịu hoặc đau bất thường.

- Nghi ngờ người bệnh bị mắc các bệnh lý tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, cơ xương khớp …

- Nghi ngờ hoặc cần xác định liệu người bệnh đã nuốt phải hoặc hóc đồ vật nhỏ, dị vật.

- Cần theo dõi sự diễn tiến của bệnh lý sau điều trị.

Tuy nhiên, đôi khi X-quang cũng bị chống chỉ định ở một số trường hợp hoặc bác sĩ cân nhắc lựa chọn kỹ thuật chẩn đoán khác phù hợp hơn, ví dụ như:

- Phụ nữ đang mang thai.

- Người bệnh bị chảy máu …

Các trường hợp chống chỉ định chụp X-quang cản quang gồm có:

- Người mắc các bệnh lý tuyến giáp, suy gan, suy thận.

- Người bị mẫn cảm với các chất có chứa iốt.

- Phụ nữ đang cho con bú.

2. Chụp X-quang có gây hại cho sức khỏe không?

Tia X được phát ra có thể dễ dàng xuyên qua các chất lỏng và mô mềm trong cơ thể. Tuy nhiên, tia X sẽ có hại đối với cơ thể con người khi chụp X-quang quá nhiều với cường độ mạnh.

Chụp X-quang với cường độ mạnh quá nhiều có thể gây hại đến sức khỏe

Hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra các tiêu chuẩn an toàn khi thực hiện chụp X-quang, cần tiến hành chụp trong điều kiện an toàn, thiết bị chụp và phòng chụp cần đạt chuẩn nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.

Ngoài ra, đội ngũ kỹ thuật viên cần được đào tạo bài bản về chuyên môn khi thực hiện chụp X-quang nếu không sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Tia X là tia phóng xạ sau khi đi qua cơ thể có thể phản ứng không tốt đến thai nhi đặc biệt khi chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh sẽ tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên khi thật sự cần thiết, thai phụ có thể được bác sĩ chỉ định chụp X-quang để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe.

Khi nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai, bạn cần thông báo đến bác sĩ để được hạn chế tối đa liều tia X trong quá trình chụp X-quang.

Khi chụp X-quang cho trẻ nhỏ cần được hạn chế và cân nhắc, nếu có thể bác sĩ sẽ thay thế bằng phương pháp chẩn đoán khác ít bị ảnh hưởng hơn.

Đặc biệt lưu ý người bệnh chỉ nên chụp X quang khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và thực hiện tại các phòng khám, cơ sở y tế uy tín, đảm bảo quá trình chụp an toàn và đạt tiêu chuẩn.

3. Chụp X-quang ở đâu tốt?

Chụp X-quang hiện nay đang được sử dụng rộng rãi để thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý. Để hạn chế tác động tiêu cực của chụp X-quang đến sức khỏe, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế đạt chuẩn, được trang bị thiết bị chẩn đoán hiện đại.

Người bệnh chỉ nên thực hiện chụp X-quang khi có chỉ định của bác sĩ

Hiện nay, khoa Chẩn đoán hình ảnh tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 thực hiện các kỹ thuật tạo ảnh y học để chẩn đoán bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị như:

- Siêu âm.

- Chụp X-quang kỹ thuật số.

- Chụp cắt lớp vi tính - CT Scanner 128.

- Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI).

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 được trang bị hệ thống máy móc hiện đại phục vụ quá trình chụp X-quang kỹ thuật số trên nhiều bộ phận của cơ thể an toàn, nhanh chóng và cho ra kết quả chính xác.

Đến với khoa Chẩn đoán hình ảnh tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 cùng đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao không phải lo lắng quá trình chụp X-quang có nguy hiểm hay gây hại đến sức khỏe nhiều hay không.

Liên hệ hotline 1900 6923 để được tư vấn đặt lịch khám nhanh chóng, thuận tiện.