Giãn phế quản là tình trạng đường thở bị giãn không hồi phục. Bệnh thường diễn tiến kéo dài. Nếu không được kiểm soát và điều trị đúng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như ho ra máu nặng, viêm phổi tái phát thường xuyên và có thể bị khó thở, suy hô hấp …

1. Giãn phế quản có nguy hiểm không?
Giãn phế quản là tình trạng một phần của cây phế quản bị giãn không hồi phục. Phế quản lớn có thể bị giãn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường, không bị ảnh hưởng và ngược lại.
Dựa trên giải phẫu bệnh lý, giãn phế quản được chia thành giãn phế quản hình trụ, giãn phế quản hình túi và giãn phế quản hình tràng hạt.

Giãn phế quản là tình trạng một phần của cây phế quản bị giãn không hồi phục
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hoặc chủ quan không điều trị đúng cách, ổ phế quản có thể bị giãn lan rộng dẫn đến tái phát bội nhiễm khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Suy hô hấp trầm trọng khi phổi không thể cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Suy tim phải khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở và ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Viêm phổi tái phát, áp xe phổi, xơ phổi, mủ màng phổi, nhiễm mủ phổi, mủ phế quản …
- Ho ra máu nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh do đường thở bị lấp đầy bởi các cục máu.
2. Nguyên nhân gây bệnh giãn phế quản
Giãn phế quản có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Giãn phế quản do phế quản bị tắc nghẽn:
+ Tắc phế quản do u trong lòng phế quản: Bệnh giãn phế quản diễn tiến nhanh hay chậm tùy theo sự phát triển của khối u và mức độ bội nhiễm.
+ Tắc phế quản do vết sẹo cũ của viêm nhiễm, chấn thương.
+ Tắc phế quản do dị vật: Khi dị vật xâm nhập vào phế quản và gây tắc nghẽn, phế quản phía dưới chỗ tắc có thể giãn ra do viêm nhiễm làm tổn thương thành phế quản. Tình trạng này thường xuất hiện sau khoảng 6-8 tuần kể từ khi có dị vật.
- Giãn phế quản do tình trạng viêm hoặc hoại tử ở thành phế quản: Lao, virus sởi, viêm phổi do vi khuẩn, ho gà …
- Giãn phế quản nguyên phát, không thể xác định được nguyên nhân.
- Giãn phế quản do dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản như hội chứng Williams – Campbell, Hội chứng Kartagener …
3. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết giãn phế quản
Bệnh giãn phế quản thường bắt đầu từ những tổn thương nhỏ, chỉ đến khi tình trạng nhiễm trùng tái phát nhiều lần, người bệnh mới nhận thấy rõ các biểu hiệu và triệu chứng.
Theo thời gian, các triệu chứng của bệnh giãn phế quản sẽ diễn tiến và trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần nhận biết các dấu hiệu để kịp thời điều trị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Ho là triệu chứng thường gặp nhất của giãn phế quản
Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của giãn phế quản như:
- Triệu chứng thường gặp và điển hình nhất là ho, ho khạc đờm kéo dài trong nhiều năm.
- Khạc đờm thường tăng lên nhiều hơn khi có tình trạng bội nhiễm.
- Đờm mủ có màu vàng hoặc màu xanh, đôi khi có lẫn máu.
- Một số trường hợp người bệnh có thể không ho hoặc bị ho khan do giãn phế quản thể khô ở các thùy trên.
- Một số trường hợp người bệnh có dấu hiệu viêm đa xoang dẫn đến hội chứng
3.1 Ho ra máu
Một trong những triệu chứng của bệnh giãn phế quản là ho. Tình trạng bệnh có thể gây ra các mức độ ho khác nhau như:
- Ho có thể là triệu chứng duy nhất.
- Có thể tái phát ho ra máu nhiều lần, kéo dài nhiều năm.
- Mức độ ho ra máu có thể ít hoặc nhiều tùy theo tình trạng ho máu nhẹ, trung bình, nghiêm trọng hoặc rất nặng và / hoặc gây ra tình trạng suy hô hấp cấp tính.
3.2 Khó thở, có tiếng thở rít
Khó thở, thở rít là triệu chứng thường xuất hiện muộn của giãn phế quản. Đây cũng là biểu hiện của tình trạng suy hô hấp do tổn thương lan tỏa đến hai phổi, có thể có tím.
3.3 Sốt
Khi đường hô hấp dưới xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, người bệnh giãn phế quản có thể bị sốt, thường kèm theo khạc đờm tăng hoặc/và thay đổi màu sắc của đờm bất thường.
3.4 Đau ngực hay tức ngực
Tức ngực, đau ngực có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn phổi ở túi phế quản giãn căng hoặc vùng gần màng phổi. Các triệu chứng này thường diễn tiến trong nhiều năm và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian hoặc khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp.
4. Cách điều trị bệnh giãn phế quản
Giãn phế quản là tình trạng tổn thương ở phế quản không thể hồi phục được. Vì thế, việc điều trị giãn phế quản sẽ tập trung giảm các triệu chứng và hạn chế bệnh diễn tiến, ngăn chặn vòng lặp nhiễm trùng tái phát nhiều lần và nâng cao chất lượng sức khỏe của người bệnh.
Dưới đây là một số cách điều trị giãn phế quản có thể được bác sĩ áp dụng như:
4.1 Dẫn lưu đờm mủ phế quản
Khi điều trị giãn phế quản bằng cách dẫn lưu đờm mủ phế quản, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách ho khạc đờm, vỗ rung lồng ngực kết hợp dẫn lưu mủ phế quản theo tư thế.
4.2 Điều trị giãn phế quản bằng kháng sinh
Trong trường hợp giãn phế quản cấp tính có tình trạng bội nhiễm, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh cho người bệnh.
4.3 Điều trị triệu chứng của giãn phế quản
Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc giãn phế quản khi nghe phổi của người bệnh có tình trạng ran rít, ngáy hoặc cho người bệnh thở oxy trong đợt cấp tính khi có tình trạng thiếu oxy máu.
4.4 Điều trị trường hợp người bệnh giãn phế quản ho ra máu
Tùy theo mức độ người bệnh giãn phế quản ho ra máu nhẹ, trung bình, nặng và rất nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau và phù hợp cho từng tình trạng bệnh cụ thể.
Người bệnh ngay khi có các triệu chứng ho ra máu bất thường, không được tự ý mua thuốc điều trị mà hãy sớm thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra chính xác.

Tùy mức độ ho ra máu, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị giãn phế quản phù hợp
4.5 Điều trị giãn phế quản bằng phương pháp ngoại khoa
Trong trường hợp người bệnh giãn phế quản bị ho ra máu nặng hoặc kéo dài dai dẳng, tắc phế quản do khối u, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh cắt thùy phổi hoặc một bên phổi để điều trị.
5. Thăm khám và điều trị giãn phế quản ở đâu tốt?
Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 là địa chỉ uy tín trong việc thăm khám và điều trị giãn phế quản, với đội ngũ bác sĩ chuyên gia hô hấp có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm như:
Tại đây, người bệnh sẽ được tư vấn tận tình, chẩn đoán chính xác và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Liên hệ ngay tổng đài 1900 6923 để đặt lịch khám nhanh chóng, không cần xếp hàng lấy số.