CHỤP MRI TOÀN THÂN ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH GÌ? KHI NÀO CẦN CHỤP MRI?

Chụp cộng hưởng từ toàn thân (MRI toàn thân) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, cho phép khảo sát tổng thể cơ thể một cách chi tiết. Kỹ thuật này thường được chỉ định nhằm phát hiện và đánh giá mức độ lan rộng của ung thư, đặc biệt khi đã có kết luận xác định từ giải phẫu bệnh về sự hiện diện của khối u ác tính tại một cơ quan cụ thể.

CHỤP MRI TOÀN THÂN ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH GÌ? KHI NÀO CẦN CHỤP MRI?

 

1. Khi nào cần chụp MRI toàn thân?

Chụp MRI toàn thân là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra các lát cắt chi tiết của các cơ quan và mô trong cơ thể. 

Trong cơ thể người có hàng triệu nguyên tử hydro – thành phần nhạy cảm với từ trường. Khi tiến hành chụp MRI, các nguyên tử hydro này sẽ phản ứng với sóng từ, hấp thụ và sau đó giải phóng năng lượng dưới dạng tín hiệu. 

Những tín hiệu này được máy thu ghi lại và xử lý thành hình ảnh với độ phân giải cao, thể hiện cấu trúc giải phẫu một cách rõ ràng. Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình chẩn đoán, bác sĩ có thể sử dụng dữ liệu thu được để dựng lại hình ảnh 3D, giúp quan sát tổng thể và nếu cần chi tiết hơn về vùng cần khảo sát.

 Chụp cộng hưởng từ toàn thân là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, không sử dụng tia bức xạ ion hóa, do đó rất an toàn và thường được lựa chọn để tầm soát sức khỏe toàn diện. 

Chụp MRI toàn thân có thể được thực hiện với hai mục tiêu chính:

Thứ nhất, chụp MRI các cơ quan trọng yếu như não, cổ, ngực, ổ bụng, vùng chậu và cột sống nhằm phát hiện sớm các bệnh lý phổ biến, kể cả khi chưa biểu hiện triệu chứng rõ ràng.

Thứ hai, chụp MRI khuếch tán toàn thân được chỉ định để đánh giá khả năng di căn của ung thư, đặc biệt hữu ích trong trường hợp người bệnh không thể thực hiện kỹ thuật PET/CT.

 

2. Chụp MRI toàn thân để chẩn đoán bệnh gì?

Bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI toàn thân trong nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là khi cần đánh giá toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Một số chỉ định phổ biến bao gồm:

Phát hiện tổn thương thứ phát: Chụp MRI toàn thân cho phép khảo sát toàn bộ cơ thể, giúp phát hiện những tổn thương chưa rõ nguyên nhân hoặc có nguy cơ lan rộng, hỗ trợ quá trình xác định nguồn gốc và mức độ ảnh hưởng của bệnh.

Đánh giá khối u nguyên phát: Kỹ thuật này giúp xác định phạm vi lan rộng của khối u trong cơ thể, hỗ trợ việc phân giai đoạn ung thư cũng như đánh giá tốc độ tiến triển của bệnh, từ đó giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Theo dõi sau điều trị (hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật): Chụp cộng hưởng từ toàn thân là công cụ hữu hiệu để kiểm tra mức độ đáp ứng với điều trị, đồng thời giúp phát hiện sớm các tổn thương tái phát hoặc dấu hiệu bệnh còn sót lại sau điều trị.

 

3. Những điều cần lưu ý khi chụp MRI toàn thân

Một số lưu ý quan trọng trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) toàn thân:

Loại bỏ vật dụng kim loại: Do máy MRI hoạt động bằng từ trường mạnh, người bệnh cần tháo bỏ toàn bộ đồ kim loại như đồng hồ, trang sức, khuyên tai, khuyên mũi, khuyên rốn... trước khi chụp. MRI cũng không phù hợp với những người có thiết bị y tế bằng kim loại cấy ghép trong cơ thể như stent mạch vành, máy tạo nhịp tim, vít cố định xương... vì có thể gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

Khi chụp cộng hưởng từ toàn thân cần giữ yên cơ thể

Khi chụp cộng hưởng từ toàn thân cần giữ yên cơ thể

Giữ yên cơ thể khi chụp: Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần nằm yên và hít thở theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để đảm bảo hình ảnh thu được rõ ràng, chính xác, hỗ trợ tốt cho việc chẩn đoán.

Về sử dụng thuốc tương phản: Với các dòng máy MRI hiện đại, thông thường không cần sử dụng thuốc tương phản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo chỉ định cụ thể, bác sĩ có thể tiêm thuốc tương phản qua đường tĩnh mạch để tăng độ tương phản hình ảnh. Nguy cơ dị ứng với thuốc tương phản là rất thấp, nhưng vẫn cần lưu ý nếu người bệnh có tiền sử dị ứng.

Ăn uống trước khi chụp: đa phần người bệnh không cần nhịn ăn trước khi chụp MRI, trừ khi có chỉ định riêng từ bác sĩ điều trị.

Lưu ý với phụ nữ mang thai: Dù chụp MRI được đánh giá là an toàn, phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai nên thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện để có biện pháp theo dõi và bảo vệ phù hợp cho cả mẹ và thai nhi.

 

4. Chụp MRI toàn thân tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

Chụp MRI toàn thân đòi hỏi phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên có chuyên môn cao tại các cơ sở y tế uy tín nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh và độ chính xác trong chẩn đoán. 

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ tin cậy để thực hiện kỹ thuật này, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Máy chụp MRI 1.5 Tesla hiện đại tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

Máy chụp MRI 1.5 Tesla hiện đại tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

Tại đây, phòng khám được trang bị hệ thống máy chụp cộng hưởng từ hiện đại 1.5 Tesla của thương hiệu GE (Mỹ), nổi bật với khả năng cho hình ảnh sắc nét, độ phân giải cao và thời gian chụp nhanh. 

Thiết kế máy thân thiện giúp người bệnh cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình thực hiện, đồng thời khắc phục nhiều hạn chế thường gặp ở các dòng máy cũ như tiếng ồn lớn hay cảm giác chật chội.

Bên cạnh hệ thống thiết bị hiện đại, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 còn quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm, mang đến dịch vụ khám – chẩn đoán chính xác, an toàn và hiệu quả cao cho người bệnh.

 Liên hệ ngay 1900 6923 để đặt lịch chụp MRI nhanh chóng và an toàn.