Bướu sợi tuyến vú thường là khối u vú lành tính, không gây ung thư, thường gặp ở phụ nữ có độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Thông thường, bướu sợi tuyến vú nhỏ không gây biến chứng. Bướu sẽ lớn chậm trên phụ nữ trẻ và kích thước có thể tăng theo nội tiết tố bên trong cơ thể nữ giới, đặc biệt ở phụ nữ mang thai nhưng không cần điều trị.
1. Bướu sợi tuyến vú có gây nguy hiểm đến sức khỏe phụ nữ không?
Bướu sợi tuyến vú hay u xơ tuyến vú thường là khối u vú lành tính. Các khối u xơ tuyến vú thường đặc, hình dạng tròn, nhẵn gồm mô tuyến, mô xơ tạo thành khối. Bướu sợi tuyến vú thường không tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nhưng khi bên trong vú có sự thay đổi ảnh hưởng chẩn đoán, phát hiện ung thư khi chụp nhũ ảnh hay kiểm tra vú khó khăn hơn ở người bệnh có đa bướu sợi tuyến to, có thể bị chồng lập hình ảnh.
Ở số ít trường hợp, bướu sợi tuyến vú có thể liên quan đến ung thư vú, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi. Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú có thể tăng nhẹ khi có khối u diệp thể đi kèm hay bướu sợi tuyến vú phức tạp.
Bướu sợi tuyến vú có gây nguy hiểm đến sức khỏe phụ nữ không?
Kích thước bướu sợi tuyến vú có thể tăng và xuất huyết bên trong, tuy nhiên các trường hợp này hiếm khi xảy ra.
2. Triệu chứng của bướu sợi tuyến vú
Người bị bướu sợi tuyến vú có thể xuất hiện các hiện các khối u ở 1 hay cả 2 bên vú, thường không gây đau và có thể di chuyển dễ dàng dưới da. Các khối u có thể có kích thước nhỏ như hạt đậu hay lớn khoảng 2-3cm.
Các dạng bướu sợi tuyến vú có thể là hình tròn hay hình bầu dục có đường viền rõ ràng, trơn láng và mềm hơn trước kỳ kinh nguyệt vài ngày. Bướu sợi tuyến vú có kích thước lớn có thể gây đau hơn bướu sợi tuyến vú nhỏ.
Bướu sợi tuyến vú thường phát triển rất chậm, không phải lúc nào chúng cũng lớn dần lên và ngược lại, các khối u có thể co lại. Tuy nhiên, khi phụ nữ mang thai, các khối u bướu sợi tuyến vú có thể phát triển hơn.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào không nhất định bạn mắc bệnh bướu sợi tuyến vú, tuy nhiên, bạn nên thăm khám cùng bác sĩ sớm để được chẩn đoán bệnh, điều trị kịp thời.
3. Điều trị bướu sợi tuyến vú như thế nào?
Thông thường, bướu sợi tuyến vú có kích thước nhỏ sẽ phát triển chậm và ổn định, có thể không cần điều trị. Chúng có thể tự thu nhỏ kích thước hay biến mất và không cần điều trị thêm.
Sau khi tiến hành sinh thiết xác định khối u bướu sợi tuyến vú không phải ung thư, người bệnh cần tái khám định kỳ cùng bác sĩ từ 3-6 tháng / 1 lần để được theo dõi xem khối u có thay đổi bất thường hay không. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám vú, nếu cần thiết có thể chỉ định thực hiện siêu âm hay chụp X-quang tuyến vú hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Sinh thiết vú hỗ trợ hút chân không VABB có thể hút toàn bộ khối u bướu sợi tuyến vú
Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bướu sợi tuyến vú bằng cách phẫu thuật loại bỏ khối u. Đôi khi phương pháp điều trị bằng phẫu thuật sẽ cần thiết với bướu sợi có kích thước rất lớn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp sinh thiết kim, máy hút chân không - VABB để hút toàn bộ khối u bướu sợi tuyến vú.
4. Chẩn đoán bướu sợi tuyến vú như thế nào?
Tương tự tầm soát bệnh ung thư vú, chẩn đoán bướu sợi tuyến vú khi khám sức khỏe, kiểm tra định kỳ hay khi chụp X-quang, siêu âm tuyến vú. Dưới đây là một số cách chẩn đoán, phát hiện bướu sợi tuyến vú, cụ thể:
a. Siêu âm tuyến vú để chẩn đoán bướu sợi tuyến vú
Để đánh giá khối u vú, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành siêu âm. Phương pháp chẩn đoán này giúp dễ phân biệt bướu sợi tuyến vú với các mô khác khi chúng phản ứng với sóng âm thanh.
Lúc này, bác sĩ có thể phát hiện bướu sợi tuyến vú dưới dạng vùng tối có đường viền rõ ràng, có hình dạng tròn hay hình bầu dục, giống nhau trong suốt và có vết lồi lõm nhẵn bóng.
b. Chụp X-quang tuyến vú để chẩn đoán bướu sợi tuyến vú
Tùy theo độ tuổi thực hiện tầm soát và mức độ của bệnh bướu sợi tuyến vú, người bệnh có thể được chỉ định chụp X-quang tuyến vú để được chẩn đoán bệnh. Lúc này, bác sĩ có thể phát hiện bướu sợi tuyến vú dưới dạng khối tròn hay khối hình bầu dục.
Chụp X-quang tuyến vú giúp chẩn đoán bướu sợi tuyến vú
Khối u có thể có đường viền rõ ràng, không xâm lấn vùng mô bên cạnh, đôi khi có thể đi kèm với cặn canxi (vôi hóa to).
c. Chụp X-quang 3D tuyến vú
Chụp X-quang 3D tuyến vú là kỹ thuật chuyên biệt chụp nhũ ảnh tạo ra hình ảnh 3D ở vú. Kỹ thuật này cho phép đánh giá một cách chi tiết hơn khi tiến hành chụp X-quang tuyến vú theo cách thông thường.
d. Sinh thiết để chẩn đoán bướu sợi tuyến vú
Thông thường, bướu sợi tuyến vú được chẩn đoán khi được bác sĩ thăm khám lâm sàng, chỉ định siêu âm và không cần thực hiện sinh thiết ở người bệnh trẻ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định tiến hành sinh thiết vú để lấy mẫu mô, hỗ trợ giải phẫu bệnh.
Dưới đây là một số kỹ thuật sinh thiết tùy theo mục tiêu chẩn đoán và điều trị như:
- Thực hiện sinh thiết bằng cách sử dụng kim lõi để lấy mẫu mô.
- Thực hiện sinh thiết bằng cách chọc hút kim nhỏ.
Tùy theo đặc điểm khối u, vị trí, yếu tố khác của bệnh bướu sợi tuyến vú, bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật sinh thiết phù hợp cho người bệnh. Nếu người bệnh có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao, bác sĩ có thể khuyên người bệnh phẫu thuật loại bỏ khối u.
Ngược lại, nếu kết quả sinh thiết lành tính, người bệnh nên tiếp tục kiểm tra tầm soát ung thư vú định kỳ, đặc biệt đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên hay có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao.
5. Các biện pháp phòng ngừa bướu sợi tuyến vú
Một số biện pháp phòng ngừa bướu sợi tuyến vú bạn có thể chủ động thực hiện để bảo vệ sức khỏe như:
- Kiểm tra, tầm soát vú định kỳ và tự theo dõi vú tại nhà.
- Thường xuyên chụp X-quang tuyến vú theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ ở độ tuổi từ 40 tuổi trở đi hay có thể sớm hơn nếu bạn có hút thuốc lá, bị thừa cân hay người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư vú.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh và lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút, nên tập 5 ngày 1 tuần.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý, cân đối.