HƠN 15 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM BẬC PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý

Trẻ em có hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Vì thế, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng bệnh giúp trẻ được bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

 

1. Các bệnh thường gặp ở trẻ em

1.1. Bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh là một trong các bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp trên, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em do các loại virus thuộc chủng Enterovirus hoặc Rhinovirus xâm nhập.

Vì thế, bệnh cảm lạnh có thể lây truyền sang người khác và dễ bùng phát mạnh khi thay đổi thời tiết. Thông thường, trẻ chỉ bị ảnh hưởng đến các cơ quan như mũi, họng, xoang và đi kèm các triệu chứng ở mức độ nhẹ.

Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể tự khỏi bệnh sau 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nặng hơn, trẻ bị cảm lạnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai, viêm phổi …

Sau khi bệnh cảm lạnh đã được điều trị hoàn toàn nhưng trẻ vẫn có thể tái mắc bệnh.

Cảm lạnh là bệnh thường gặp ở đường hô hấp trên của cả trẻ em và người lớn

1.2. Bệnh viêm tai giữa (nhiễm trùng tai)

Nhiễm trùng tai có thể gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn đi kèm các triệu chứng đặc trưng như sốt cao, đau tai, mất ngủ, khó chịu, giật tai, chán ăn và thính giác kém.

Đây là căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, đặc biệt sau khi trẻ bị cúm hoặc cảm lạnh.

1.3. Bệnh cúm

Bệnh cúm là bệnh lý thường gặp gây ra bởi virus người bệnh có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với virus có trong các giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho.

Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh cúm là đau họng, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, chán ăn và ớn lạnh. Ba me có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm hoặc giảm mức độ nghiêm trọng và hồi phục nhanh chóng bằng cách tiêm phòng vaccine cảm cúm cho trẻ định kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

1.4. Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi, đặc biệt xảy ra khi thời tiết trở lạnh. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phế quản ở trẻ là virus.

Tuy nhiên, bệnh viêm phế quản cũng có thể tái phát bởi một số yếu tố khác như cơ địa dị ứng của trẻ, suy giảm hệ miễn dịch và môi trường sống xung quanh ô nhiễm, có nhiều khói bụi …

Trẻ mắc bệnh viêm phế quản thường có các triệu chứng như khó thở, ho có đờm, ho khan, sổ mũi, mệt mỏi, sốt …

1.5. Bệnh viêm phổi

 Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nặng xảy ra ở đường hô hấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi và trẻ sơ sinh, có hệ miễn dịch yếu.

Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm phổi với mức độ nguy hiểm nhất. Nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, trụy tim và tràn mủ màng phổi …

1.6. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm do virus enterovirus 71 hoặc virus coxsackievirus gây ra. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh là những đối tượng thường mắc bệnh tay chân miệng, đặc biệt trong thời tiết khí hậu nóng ẩm.

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là căn bệnh truyền nhiễm do virus coxsackievirus A16 hoặc enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhất là khi khí hậu nóng ẩm.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng ở trẻ em như sốt cao, phát ban, xuất hiện các vết ban bên trong khoang miệng, loét miệng và các triệu chứng khác có đặc điểm tương tự với bệnh cảm cúm thông thường.

1.7. Bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng ở trẻ xảy ra vi khuẩn streptococcus pyogenes xâm nhập vào cổ họng và đường mũi, đặc biệt xảy ra ở thời điểm mùa thu chuyển sang mùa đông. Trẻ mắc bệnh lý này thường có các biểu hiện như sốt, đau họng, đau dạ dày và sưng amidan.

1.8. Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy ở trẻ xảy ra khi đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng, đặc trưng bởi tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng với tần suất nhiều trong ngày, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, nôn, mệt mỏi, sốt, khó chịu.

Theo một số thống kê đã ghi nhận rằng trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn. Có nhiều nguyên nhân có thể gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em như ký sinh trùng, virus, vi khuẩn hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý ở đường tiêu hóa. 

Lúc này, trẻ rất dễ bị sụt cân, chán ăn và mất nước, ba mẹ cần lưu ý và điều trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn bệnh diễn tiến nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

1.9. Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là tình trạng truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi 4 chủng virus thuộc virus Dengue. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ thường xảy ra vào tháng 6 và tháng 7, đặc biệt bùng phát vào tháng 8 đến tháng 11 ở miền Bắc và vẫn có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm tại miền Nam nước ta.

Sau khi virus đã xâm nhập vào bên trong cơ thể và phát triển, trẻ có thể biểu hiện các triệu chứng như đau đầu, sốt, phát ban, chảy máu răng, chảy máu mũi và đau nhức khắp người.

Đặc biệt, bệnh sốt xuất huyết có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của trẻ như thận, gan và phổi, thậm chí trẻ có thể bị đe dọa đến tính mạng khi không được điều trị đúng cách và kịp thời.

 

2. Cách phòng bệnh thưởng gặp ở trẻ nhỏ

Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn, ba mẹ nên chủ động phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ như:

- Tập thói quen thường xuyên rửa tay: Đây là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan của virus, vi khuẩn qua đường tiêu hóa, hô hấp. Trẻ cần rửa tay đúng cách với dung dịch khử khuẩn hay xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hay sau khi hắt hơi, ho hoặc sau khi chạm vào đồ vật bẩn.

- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học và uống đủ nước: Bố mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm cân bằng dinh dưỡng các nhóm chất, bổ sung đủ nước và khoáng chất cần thiết. Đồng thời, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe.

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Đảm bảo vệ sinh cá nhân là cách giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp. Ba mẹ nên cho trẻ tập thói quen đánh răng đúng cách, thay quần áo thường xuyên và tắm rửa sạch sẽ.

- Tiêm ngừa vaccine phòng bệnh cho trẻ đúng lịch và đầy đủ: Trẻ nên được tiêm chủng đầy đủ vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm như bệnh lao, bệnh sốt rét, sởi, quai bị và bệnh viêm gan B … Đồng thời, ba mẹ nên tẩy giun định kỳ cho trẻ mỗi 6 tháng 1 lần.

- Tránh để trẻ tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người khi bùng phát dịch bệnh để giảm nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, ba mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang và che chắn cho trẻ.

- Vận động thể chất thường xuyên: Tập thể dục thể thao đều đặn có thể giúp tăng cường sức đề kháng và đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống: Đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh lý truyền nhiễm. Đồng thời, bố mẹ cũng nên thường xuyên khử khuẩn và dọn dẹp khu vực sống, đồ chơi, nhà ở, nơi trẻ thường xuyên tiếp xúc … 

Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Vì sao nên cho trẻ thăm khám và điều trị tại Khoa Nhi của Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1?

Khoa Nhi tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 được trang bị hệ thống thiết bị y tế tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và đặt sức khỏe của trẻ em lên hàng đầu trong mọi quyết định điều trị.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Khoa Nhi của Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 đa dạng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho trẻ như:

- Khám và điều trị cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi, với các bệnh lý như hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm và các vấn đề khác ở trẻ sơ sinh.

- Khám định kỳ và theo dõi sự phát triển thể chất, tâm lý và vận động của trẻ.

- Tư vấn dinh dưỡng và hướng dẫn chăm sóc trẻ em đúng cách.

- Dịch vụ tiêm chủng ngừa.

- Khám sức khỏe tổng quát và một số dịch vụ chuyên sâu khác dành cho trẻ em.

Liên hệ Tổng đài 1900 6923 để được hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng.