BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với tốc độ lây lan nhanh. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

 

1. Bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là bệnh lý nhiễm virus cấp tính gây ra các vết phồng rộp ở cổ họng, miệng, bàn tay, bàn chân của người bệnh. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi và dễ diễn tiến thành dịch tại các khu vực đông trẻ em như trường học, nhà giữ trẻ …

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể xảy ra quanh năm nhưng đặc biệt tăng nhanh vào các thời điểm từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 12. Nguyên nhân gây bệnh do các loại virus thuộc loài HEVA, họ Picornaviridae và chi Enterovirus.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy hiểm không?

Bên cạnh đó, trẻ có các đặc điểm sau có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao hơn như:

- Trẻ thiếu hụt men G6PD.

- Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

- Trẻ có tiền sử hôn mê, sốt cao bất thường trên 38.5 độ C và sốt kéo dài trên 3 ngày.

 

2. Triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây ra các triệu chứng sốt, mệt mỏi và phát ban. Tuy nhiên, hình thái của các nốt ban này có thể khác nhau tùy theo loại virus gây bệnh như:

- Mụn nước nhỏ, màu trắng, hình bầu dục có xu hướng mọc nhiều ở trong miệng, lòng bàn chân và lòng bàn tay. Lúc này, trẻ có thể cảm thấy đau cổ họng và đau miệng khiến trẻ ăn uống kém hơn.

- Nốt ban có vảy nâu, màu đỏ, thường xuất hiện ở mặt ngoài của bàn tay, bàn chân, cánh tay, quanh miệng và mông trên. Các nốt ban này hiếm khi xuất hiện bên trong miệng. Ở trường hợp này, trẻ có thể ăn uống bình thường, không bị ảnh hưởng.

Sau khi trẻ nhiễm bệnh từ 3 – 7 ngày, các triệu chứng có thể bắt đầu xuất hiện. Lúc này, những mụn nước nhỏ, các vết ban đỏ thường không gây ngứa và không đau. Đặc biệt nếu trẻ đang mắc bệnh chàm bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.


Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan khi trẻ tiếp xúc với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh hay các chất lỏng trong mụn nước. Ngoài ra, khi trẻ ăn thực phẩm nhiễm virus hay tiếp xúc với bề mặt còn chứa virus gây bệnh tay chân miệng đều có thể mắc bệnh.

Vì thế, khi nghi ngờ hoặc trẻ có các triệu chứng của bệnh tay chân miệng, ba mẹ cần đưa trẻ thăm khám cùng bác sĩ để kịp thời điều trị. Đồng thời, thông báo cho giáo viên và đến khi tất cả các mụn nước đã khô lại, trẻ đã khỏi bệnh hoàn toàn mới cho trẻ đến trường.

 

3. Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào?

Để điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ, nguyên tắc cơ bản là điều trị các triệu chứng của bệnh như:

- Giảm đau, hạ sốt cho trẻ: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm đau, hạ sốt cho trẻ.

- Giúp trẻ ăn tốt hơn: Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc dạng gel để chấm vào các vết thương bên trong miệng giúp trẻ khi ăn có thể giảm bớt cơn đau.

- Giảm ngứa: Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn chỉ định cho trẻ sử dụng để làm dịu cơn ngứa do bệnh tay chân miệng gây ra ở trẻ.

- Bổ sung nước: Ba mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, sữa, các loại nước ép hay dung dịch bù điện giải. Ở trẻ dưới 1 tuổi nên được bú sữa mẹ để bù nước, hỗ trợ hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Thăm khám cùng bác sĩ để được chỉ định điều trị bệnh tay chân miệng phù hợp

Ba mẹ nên cho trẻ thăm khám tại phòng khám, các cơ sở y tế để được chỉ định điều trị phù hợp giúp trẻ phục hồi tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng bệnh diễn tiến nguy hiểm.

 

4. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào?

Trẻ có nguy cơ bị tái nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng nhiều lần cho dù đã từng mắc bệnh hay chưa. Vì thế, để giảm nguy cơ mắc bệnh, ba mẹ nên giúp trẻ chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng bằng cách

- Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách với xà phòng khử khuẩn, tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi hắt hơi, ho, xì mũi hay sau khi trẻ tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người khác.

- Trang bị vật dụng cá nhân riêng cho trẻ như khăn tắm, ly uống nước, quần áo, bàn chải đánh răng và thường xuyên khử khuẩn chúng, không để trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

- Tập cho trẻ cách dùng khăn giấy che miệng khi hắt hơi, ho, xì mũi và bỏ khăn giấy vào thùng rác hợp vệ sinh.

- Thường xuyên làm sạch đồ chơi của trẻ và khử khuẩn khu vực sống, nơi trẻ hay tiếp xúc

 

5. Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bệnh tay chân miệng

Chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng đúng cách có thể giúp trẻ hồi phục tốt hơn. Dưới đây là một số cách giúp ba mẹ chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng hiệu quả ngay tại nhà như:

- Cho trẻ uống thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

- Ba mẹ nên cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày hay các dung dịch bù nước để giúp trẻ bổ sung nước và chất điện giải tốt hơn. Đặc biệt, khi trẻ có các mụn nước nhỏ trong miệng, trẻ nên uống theo từng cụm nhỏ để tránh bị đau khi nuốt.

- Để khô tự nhiên mụn nước, các vết phòng rộp, không nên làm vỡ chúng để tránh nguy cơ trẻ bị bội nhiễm.

- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như khoai tây nghiền, súp, cháo, sữa chua … tránh ăn đồ chua, cay nóng.

- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.

- Chăm sóc trẻ tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác để giảm khả năng bệnh tay chân miệng lây lan thành dịch.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng đúng cách có thể giúp trẻ hồi phục tốt hơn

Thăm khám sức khỏe cho trẻ tại Khoa Nhi thuộc Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 sẽ mang đến hiệu quả điều trị bệnh tối ưu, giúp trẻ hồi phục tốt hơn với:

- Đội ngũ Bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm, giàu kinh nghiệm.

- Thăm khám và chữa bệnh cho trẻ sơ sinh đến 16 tuổi về các bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, bệnh truyền nhiễm và các bệnh lý khác của trẻ sơ sinh …

- Trang thiết bị y khoa hiện đại, chất lượng chuẩn quốc tế.

- Tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển toàn diện của trẻ cũng như cách chăm sóc hiệu quả giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh,

Liên hệ với tổng đài 1900 6923 ngay hôm nay để được hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe của trẻ.