HPV là virus gây bệnh ung thư nguy hiểm ở cả nam và nữ. Chúng thường lây truyền qua đường tình dục và gây mụn cóc sinh dục. Vì thế tiêm vaccine phòng bệnh HPV rất cần thiết ở cả người đã từng quan hệ tình dục hay đang mắc bệnh sùi mào gà. Cùng Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Đã từng quan hệ tình dục có tiêm HPV được không?
Người đã từng quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm ngừa vaccine HPV. Hiện nay có khoảng hơn 200 chủng HPV được các nhà khoa học phân lập, trong đó:
- 15 chủng có nguy cơ cao gây bệnh ung thư.
- 40 chủng có thể lây truyền qua đường sinh dục.
Vaccine phòng bệnh HPV đã được chứng minh tính hiệu quả bảo vệ trên 90% trước các chủng virus HPV nguy cơ cao có trong vaccine như 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58.
Theo ghi nhận của một số nghiên cứu tại Mỹ, việc tiêm vaccine HPV đã được phổ biến rộng rãi từ năm 2006 giúp giảm đáng kể tỷ lệ tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi các chủng HPV đến 81% ở phụ nữ trẻ và 88% ở trẻ em gái.
Đồng thời, tiêm vaccine HPV cũng thành công giảm đến 40% tỷ lệ tiền ung thư do virus gây ra.

Đã từng quan hệ tình dục có tiêm vaccine HPV được không?
Mặc dù cơ thể có khả năng tự đào thải virus HPV sau từ 6 – 24 tháng nhưng ở những lần quan hệ sau, virus vẫn có thể tái nhiễm. Nguyên nhân do khi cơ thể chưa được tiêm vaccine phòng bệnh, hệ miễn dịch không đủ khả năng để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm virus HPV.
2. Sau khi tiêm vaccine HPV có cần kiên quan hệ tình dục không?
Sau khi tiêm vaccine HPV không cần kiêng quan hệ tình dục. Hiện nay chưa có bất kỳ khuyến cáo đặc biệt về vấn đề này. Sau khi hoàn thành đủ phác đồ tiêm vaccine theo hướng dẫn của bác sĩ, người tiêm vẫn có thể hoạt động tình dục bình thường nếu muốn.
Tuy nhiên, cũng như các loại vaccine khác, cần lưu ý rằng vaccine HPV không có hiệu quả bảo vệ tuyệt đối 100% trước các chủng virus gây bệnh có trong vaccine và không thể hoàn toàn ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm khác như giang mai, HIV, lậu, Chlamydia, …
Vì thế, sau khi tiêm vaccine HPV, bạn nên sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn khi quan hệ tình dục và nên quan hệ chung thủy với 1 bạn tình để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Đã bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không?
Người đã bị sùi mào gà hoàn toàn có thể tiêm vaccine HPV. Lúc này, vaccine HPV sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh sùi mào gà diễn tiến thành căn bệnh ung thư, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm bệnh.

Người đã bị sùi mào gà hoàn toàn có thể tiêm vaccine HPV
Ngoài ra, sùi mào gà cần được điều trị đúng cách càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp hiện nay cho người bệnh như sử dụng thuốc, liệu pháp lạnh, đốt điện, laser CO2, điều hòa hoặc tăng cường hệ miễn dịch …
Tuy nhiên, các phương pháp này không thể trị được tận gốc do tác nhân gây bệnh HPV vẫn trú ngụ bên trong cơ thể và tái nhiễm khi chúng có cơ hội.
HPV là loại virus rất dễ tái nhiễm. Hệ miễn dịch bên trong cơ thể không đủ khả năng để phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm này nhưng tiêm vaccine hoàn toàn có thể làm được điều đó.
Ngoài ra, tiêm vaccine HPV có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng lây nhiễm các chủng virus gây bệnh khác mà bạn chưa mắc do có rất nhiều chủng HPV khác nhau hiện nay.
Đối với người đã tiêm vaccine HPV, tỷ lệ đáp ứng điều trị hoàn toàn là 60% sau khi người bệnh tiêm đủ 3 liều vaccine. Đây là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của vaccine HPV trong việc kiểm soát bệnh sùi mào gà.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về việc sử dụng vaccine HPV như một phương pháp kiểm soát và điều trị mục cóc đặc hiệu.
4. Phụ nữ mang thai có tiêm vaccine HPV được không?
Vaccine HPV không được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ mang thai. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên tiêm bất kỳ liều vaccine HPV nào đến khi hoàn thành và kết thúc thai kỳ.
Nếu mẹ bầu đã tiêm 1 hoặc nhiều mũi vaccine HPV trong thai kỳ thì nên ngừng tiêm các mũi còn lại trong phác đồ cho đến khi sinh con ra.
5. Hiệu quả của vaccine HPV ở người đã từng quan hệ tình dục
Vaccine HPV vẫn có hiệu quả ở người đã từng quan hệ tình dục như:
- Phòng ngừa lây nhiễm các chủng virus HPV nguy cơ cao.
- Bảo vệ người tiêm trước các chủng HPV chưa nhiễm.
- Ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.
- Tiết kiệm chi phí điều trị các bệnh liên quan đến HPV, đặc biệt ở người có nhiều bạn tình.
- Đặc biệt, không chỉ riêng nữ giới, tiêm chủng HPV là biện pháp phòng ngừa các bệnh lý ở đường sinh dục hiệu quả ở cả nam giới, giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.

Nam giới vẫn có thể tiêm phòng vaccine HPV
Vì thế, vaccine HPV được chỉ định tiêm ngừa cho bất kỳ ai đã từng quan hệ tình dục, từng nhiễm HPV hay đã từng sinh con hay chưa.
6. Tiêm ngừa vaccine HPV tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 cung cấp dịch vụ tiêm chủng với các đặc điểm nổi bật:
- Đa dạng vắc xin: Cung cấp đầy đủ các loại vaccine dành cho trẻ em và người lớn, bao gồm vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, cúm, viêm gan và HPV (Gardasil và Gardasil 9).
- An toàn, chất lượng: Vaccine chính hãng, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa cho người sử dụng.
- Đội ngũ Bác sĩ chuyên nghiệp: Được đào tạo chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn và tiêm chủng, Bác sĩ sẽ tư vấn tận tâm và đảm bảo quá trình tiêm an toàn, hiệu quả
- Quy trình tiêm chủng hiện đại: Quy trình khép kín, khoa học, theo dõi sau tiêm chủng chặt chẽ, giảm thiểu nguy cơ phản ứng phụ.
- Dịch vụ tiện ích: Đặt lịch hẹn trực tuyến qua tổng đài 1900 6923 để được hỗ trợ nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.